Wednesday, August 22, 2007

Thước đo

Cần có thước đo các loại chi phí Marketing khác nhau
· Chiến dịch gửi thư
· Chiến dịch marketing qua điện thoại
· Khuyến mãi hàng tháng
· Tổ chức sự kiện
· Hội chợ giới thiệu sản phẩm
· Tài trợ
· Chiến dịch quảng cáo trên TV
· Chiến dịch hình ảnh công ty
· Chiến dịch từ thiện
· Chiến dịch giành lại khách hàng từ tay đối thủ
· Chiến dịch tung sản phẩm mới ra thị trường



Các thước đo chủ yếu

Về bán hàng
· Tăng trưởng doanh thu
· Thị phần
· Doanh thu từ sản phẩm mới

Về tính sẵn sàng mua của khách hàng
· Nhận biết sản phẩm
· Ưa thích
· Dự định mua
· Tỉ lệ dùng thử
· Tỉ lệ mua lại sản phẩm

Về khách hàng
· Sự phàn nàn của khách hàng
· Sự hài lòng của khách hàng
· Sự hi sinh của khách hàng
· Khách hàng ủng hộ so với khách hàng chê bai, gièm pha
· Chi phí để giành được khách hàng
· Lượng khách hàng mới đạt được
· Số lượng khách hàng mất đi
· Customer churn
· Tỉ lệ khách hàng giữ lại được
· Giá trị lâu dài cho khách hàng
· Vốn của khách hàng
· Khả năng sinh lời của khách hàng
· Lợi nhuận của khách hàng

Về phân phối
· Số lượng đại lý
· Phân chia trong quản lý của hàng
· Phân phối được đánh giá
· Thu nhập từ phân phối
· Số lượng hàng hóa lưu kho trung bình
· Số ngày lưu kho
· Khả năng hết hàng trong kho
· Chia sẻ kho hàng
· Doanh số bán trung bình tại mỗi điểm bán hàng

Về giao tiếp
· Ý thức tự phát về nhãn hiệu
· Ý thức nhãn hiệu không tự phát
· Nhận thức tự phát về quảng cáo
· Tiếp cận hiệu quả
· Tính thường xuyên hiệu qủa
· GRP
· Tỷ lệ trả lời

Về nhãn hiệu
· Sức mạnh nhãn hiệu( giá trị nhãn hiệu được nhận thức)
· Tài sản thương hiệu
· Về đội ngũ bán hàng
· Chất lượng của leadstream
· Tỷ lệ lead đem lại đề nghị mua hàng
· Tỷ lệ đóng trung bình
· Chi phí mỗi lần hỏi hàng
· Chi phí cho mỗi lead
· Chi phí mỗi lần bán hàng
· Chi phí mỗi dollar bán hàng

Về giá cả và khả năng sinh lời
· Sự nhạy cảm của giá cả
· Thay đổi gía bình quân
· Biên tế đóng góp
· ROI
· DCF

Cần biết bình luận về các thước đo và có nhận định hướng đến giải pháp về:
· Thị phần
· Sự hài lòng của khách hàng
· Sự hi sinh của khách hàng
· Số người ủng hộ, số người phản đối
· Tỉ lệ hữu dụng
· Giá trị cho khách hàng
· Lợi nhuận của khách hàng
· Sức mạnh nhãn hiệu( giá trị nhãn hiệu được nhận thức)
· Tài sản nhãn hiệu
· ROI
· DCF

Nguồn: ( Philip Kotler tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau)

Ba chữ O dẫn đến thành công

Thành công là điều hầu hết ai cũng muốn, nhưng để đạt được nó thì không phải đơn giản. Bạn hãy thử khám phá ba chữ "O" sau đây xem có gợi ý gì cho bạn không nhé!

Obsession (Ám ảnh): Hãy suy nghĩ kỹ chữ O đầu tiên này. Thử hỏi chính bản thân bạn xem, nếu bạn luôn ám ảnh, luôn băn khoăn, tiềm thức của bạn luôn hướng về sự thành công, khi đó bạn có chịu ngồi yên một chỗ không? Chắc chắn bạn sẽ xoay xở, phấn đấu, tìm mọi cách để đạt được mục tiêu mong muốn
Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ không “dung thứ” cho bất cứ sự lười biếng hay buông xuôi nào. Bạn sẽ luôn tự nhủ: “Tôi sẽ thành công”.

Optimism (Lạc quan): Người lạc quan là người luôn suy nghĩ tích cực, luôn phấn khích, nhiệt huyết với cuộc sống, luôn biết ơn và không hay phàn nàn, than vãn. Lạc quan để đam mê và phấn đấu trong công việc, lạc quan để vượt qua những áp lực, lạc quan để đứng dậy sau thất bại, lạc quan để sáng tạo và mạnh dạn hơn trong công việc.

Obligation (Nghĩa vụ): Người chiến thắng là người luôn xác định nghĩa vụ của bản thân. Nếu bạn chỉ chăm chăm nghĩ xem mình sẽ được lợi gì trong công việc này, bạn không thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Ngược lại, khi đã xác định: Mình có nghĩa vụ phải hoàn thành công việc này, bạn sẽ làm việc có trách nhiệm và nguyên tắc hơn.
Theo Từ Hy, Người lao động
Ngoài ra, mình cũng nghiệm ra một điều trong cuộc sống, đó là:
Người thành công luôn tìm phương pháp
Người thất bại luôn viện lý do

WOM và Buzz - Những công cụ của Marketing

WOM và Buzz là gì ?

- WOM (word-of-mouth) là truyền miệng
- WOM đang phát triển một cách tự nhiên nhờ có Internet và điện thoại di động.
- WOM đáng tin cậy hơn là quảng cáo.
- WOM có sức mạnh rất lớn(iPod, Harley Davidson).

Buzz là cách để làm tăng WOM. Có một số loại khác nhau như sau:

- Buzz marketing là cách làm tăng sự phổ biến, sự khích thích và một số thông tin về sản phẩm.
Quảng cáo cho dịch vụ điện thoại di động Virgin với hình ảnh Richard Branson trong trang phục Adam từ một chiếc cần cẩu xuất hiện ở quảng trường Times Square!
- Viral markteing hướng tới việc tạo ra thông điệp marketing - thường dưới mạng email, có thể phát tán nhanh chóng trong khách hàng.
- Shill (or stealth) marketing: trả công cho một số người xúc tiến sản phẩm, dịch vụ tại những địa điểm công cộng khác nhau, mà không tiết lộ quan hệ của họ với công ty.
• Sony Ericsson thuê một số nghệ sĩ đi lòng vòng và chụp hình họ.
- Truyền miệng thực thụ xảy ra khi mọi người nói về một sản phẩm dịch vụ với bạn bè và người quen.
•Nhân viên BzzAgent vừa thật lòng, vừa có chủ ý. Phụ nữ rất hợp với vai trò này

Kiến tạo Buzz

• Phân biệt ba cách truyền bá
- Chuyên gia: họ là những chuyên gia về một vấn đề. Bạn nghe họ nói trực tiếp. Động lực của họ là cung cấp thông tin hoặc giải thích.
- Người liên kết: Họ biết rất nhiều người. Họ là mối liên kết những người trong xã hội. Họ cò thể đề cập đến cái gì đó với rất nhiều người nhưng không phải là chuyên gia.
- Người bán hàng: Họ đầy thuyết phục và có thể giúp bạn làm lan truyền sự quan tâm
From Malcolm Gladwell, Tipping Point
• Tạo những người lăng xê trong mỗi cộng đồng nhằm mang thông điệp của bạn đến với cộng đồng đó:
- Một cách tự nhiên (dựa vào nhãn hiệu).
- Bằng miệng (nêu lên trong cuộc nói chuyện)
- Ảo (thông qua Internet)

Truyền bá một cách chuyên nghiệp

• P & G’s Tremor
- Tremor đã xác định 200,000 teen connectors (người kết nối thanh niên) có ảnh hưởng nhất.
- Họ gửi mẫu sản phẩm và nói chuyện với sinh viên về sản phẩm đó xem họ thấy chúng có tốt không.

• BZZAgent.com
- David Balter viết Grapevine. Ông mở website BZZAgent.com, tuyển dụng thanh thiếu niên, người lớn tuổi cùng nhiều nhóm khác vào làm việc.
- Bzz chỉ chấp nhận quảng cáo cho những sản phẩm thật sự tốt
- Một đại lý nhận một danh sách các “chiến dịch” và chọn cho mình chiến dịch phù hợp nhất.
- Nhận sản phẩm và một bảng gợi ý cách thực hiện WOM, nếu họ ưa thích sản phẩm này.
- Làm báo cáo ghi nhận mọi sự kiện khi họ đề cập đến sản phẩm với người khác, đạt điểm thưởng khi thành công.
- Cần báo cáo cả những kết quả tiêu cực cũng như tích cực về sản phẩm.
Nguồn: PACE
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768
Modified for 3-Column Layout by nhatbang