Mình đi gác thi Đại học 2007, lại có dịp đến với sân trường với tán lá, hàng me và hoa phượng đỏ, kỷ niệm một thời áo trắng bỗng ùa về đầy ắp trong tôi, cùng với những vần thơ của Đỗ Trung Quân...
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng - mối tình đầu
Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cơn mưa bay bay ngoài cửa lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về
Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp
Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ lên cây
Người con gái mùa sao biết có còn gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay...
Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cây đàn nhỏ
Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm
Ai cũng hiểu - chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi....thành câm
Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng
Em hái mùa hè trên cây
Chở kỷ niệm về nhà
Em chở mùa hè đi qua, còn tôi đứng lại
Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa
Đỗ Trung Quân
Các thể loại
- Ẩm thực (1)
- Bạn bè tôi (25)
- Chuyên đề Marketing (19)
- Chuyên mục (2)
- Chuyên mục khác (14)
- Đoản thơ (45)
- Du lịch (22)
- Dzuidzui (30)
- Gallery (40)
- Msg offline (10)
- Suy ngẫm (51)
- Tình ca (24)
Friday, August 3, 2007
Tương lai marketing
Philip Kotler nhận định và phác thảo tương lai marketing như thế nào? Ngoài “4P” (product, price, place and promotion), ngày nay, theo Kotler, cần định nghĩa lại vai trò tiếp thị với công thức CCDV (creating, communicating and delivering value to the consumer - sáng tạo, truyền thông và giao giá trị cho người tiêu dùng - ở đây cần nhấn mạnh đến ý tưởng “giao giá trị” chứ không chỉ trao sản phẩm từ nhà sản xuất đến người mua).
Ngoài ra, năm chiến lược nữa cần lưu ý:
1/ Đưa tất cả nằm dưới tầm quan sát, trong đó xây dựng thương hiệu là tiến trình “phủ sóng” chứ không chỉ nhỏ một giọt vào một nơi ở một thời điểm (ví dụ cuộc đổ bộ “hoành tráng” đem lại thành công ngoạn mục của bia Corona từ Mexico vào thị trường Mỹ).
2/ Biết rõ người tiêu dùng. Ở vấn đề này, Kotler cho biết đến nay nhiều CEO (tổng giám đốc điều hành) vẫn cứ nghĩ marketing là bán hàng, quảng cáo và... chấm hết! Trong thực tế, khi không định nghĩa được thị trường mục tiêu bằng phân khúc đối tượng người tiêu dùng, tiếp thị chỉ là vô nghĩa
3/ Sở hữu giá trị thương hiệu. Ở thời mà sản phẩm cùng loại tràn lan, người ta phải nghĩ đến việc sở hữu một từ hoặc một câu giúp xây dựng niềm tin, đồng thời duy trì sự trung thành của khách hàng (người tiêu dùng mua Mercedes bởi nó luôn gắn liền với hình ảnh thương hiệu xe hơi có động cơ tốt nhất thế giới; người ta mua Volvo bởi nó là biểu tượng của loại xe an toàn nhất thế giới).
4/ Đi đầu trong cạnh tranh. Điều tệ nhất thường xảy ra trong cạnh tranh là khi bạn thành công sẽ có nhiều đối thủ bắt chước; do đó, liên tục đổi mới sẽ là yếu tố then chốt. Phải liên tục tự vấn rằng “ba năm nữa kể từ bây giờ, sự khác biệt của chính chúng ta sẽ là gì?”. Liên quan điều này, Kotler kể có lần một CEO thuộc một công ty lớn đến xin chữ ký cho ấn bản đầu tiên quyển sách ông phát hành năm 1967 và ông đã từ chối. Ông trả lời: “Quyển sách này được viết vào thời chưa có Internet, bây giờ tôi nghĩ nó đã vô dụng”.
5/ Tạo ra cách riêng. Khi ở trong một thị trường bão hòa, không có chiêu riêng sẽ đồng nghĩa với tự sát. Lấy ví dụ trường hợp Starbucks. Chỉ là bán cà phê thôi nhưng Starbucks đã tạo ra một phong cách riêng, từ thiết kế cửa tiệm đến hình thức phục vụ...
Cuối cùng, tương tự ý kiến Al Ries trong quyển The fall of advertising and the rise of PR (bản tiếng Việt với tựa Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi, NXB Trẻ và Thời báo Kinh Tế Sài Gòn ấn hành năm 2005), Philip Kotler (dẫn lại từ marketingprofs.com) cũng cho rằng quảng cáo bắt đầu nhường chỗ cho PR (quan hệ công chúng).
Ông nói: “Quảng cáo đã bị lạm dụng trong quá khứ, đặc biệt quảng cáo đại trà (mass advertising) theo kiểu bắn bừa trúng đâu được đấy; trong khi đó, PR lại không được phát huy. PR gồm nhiều công cụ mà tôi gọi là PENCILS (publications, events, news, community involvement, identity tools, lobbying, and social investments - in ấn, tổ chức sự kiện, thông tin báo chí, quan hệ cộng đồng, công cụ nhận biết, vận động hành lang và “phong tỏa” xã hội).
Khi xem một quảng cáo, người tiêu dùng biết ngay đó là một mẩu quảng cáo; trong khi ngày càng có nhiều người dị ứng với quảng cáo. PR có cơ hội tốt hơn để chuyển tải thông điệp. Hơn nữa, thông điệp luôn mới mẻ và đáng tin hơn”. Có thể minh họa cho nhận định Philip Kotler với ví dụ chiến dịch PR và marketing cực kỳ thành công của chiếc điện thoại iPhone.
Hàng tháng trước khi iPhone ra mắt thị trường Mỹ ngày 29-6-2007, Hãng Apple đã bắt đầu “đun sôi” sự quan tâm với loạt thông tin liên quan. Kết quả: vô số người tiêu dùng Mỹ đã không thể cưỡng nổi việc trở thành “người đầu tiên” sở hữu iPhone đến mức xếp hàng rồng rắn để mua ngay ngày đầu tiên mà chiếc điện thoại này được tung ra thị trường!
(Nguồn Internet)
Subscribe to:
Posts (Atom)