Southern Cross Observatory, Cambridge, Tasmania. Picture: Shevill Mathers-Southern Cross Observatory, Tasmania. | |
Bridge climbers watch lunar eclipse behind Sydney Harbour Bridge Pic. Amos Aikman | |
Lunar eclipse over Sydney earlier tonight with the Centrepoint tower in the foreground. Pic. Adam Taylor | |
The moon glows orange as it is hidden by the Earth's shadow during a Lunar Eclipse. It's framed by the Sydney Harbour Bridge. Pic. Adam Ward | |
The moon is visible during a total lunar eclipse above the Sydney Opera House August 28, 2007. pic: REUTERS: Tim Wimborne | |
Photographers take pictures during a total lunar eclipse from Observatory Hill with part of the Sydney skyline in the background August 28, 2007 REUTERS/Will Burgess | |
A lunar eclipse is caught between the support pillars of the Mount Storm Park Gazebo in this 8-second time exposure in Cincinnati, Ohio, early Tuesday. Aug. 28, 2007. AP Photo/The Enquirer, Gary Landers (From my Group Daclo Band_ Mr.Pham V.Thanh) |
Các thể loại
- Ẩm thực (1)
- Bạn bè tôi (25)
- Chuyên đề Marketing (19)
- Chuyên mục (2)
- Chuyên mục khác (14)
- Đoản thơ (45)
- Du lịch (22)
- Dzuidzui (30)
- Gallery (40)
- Msg offline (10)
- Suy ngẫm (51)
- Tình ca (24)
Thursday, August 30, 2007
Nguyệt thực_Tháng 08/2007
Vì một Made in VietNam
Xây dựng thương hiệu Việt Nam là một định hướng lâu dài cho một đất nước, cần phải có sự nhất quán và cam kết của chính phủ và sự đồng tình của người dân. Khi đề cập việc xây dựng VN là “bếp ăn của thế giới”, ông Philip Kotler chỉ mới đưa ra một gợi ý và chúng ta nên tham khảo chứ chưa phải là một khẳng định đã qua nghiên cứu kỹ.
Theo tôi để xây dựng thương hiệu và định hướng đúng cho sự phát triển thương hiệu quốc gia chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng và chú ý vào các điều sau:
- Cần phải phân biệt rõ việc tiếp thị cho ngành du lịch Việt Nam và tiếp thị cho thương hiệu Việt Nam là hai chuyện khác nhau. Người ta biết Nhật với hình ảnh là quốc gia phát triển về kinh tế, Thái Lan là đất nước của du lịch, Venezuela là xứ sở của những người đẹp…
Mục tiêu của chúng ta là xây dựng Việt Nam với hình ảnh gì? Tiếp thị cho du lịch Việt Nam thì mục tiêu chỉ là kéo khách du lịch đến Việt Nam. Tiếp thị cho đất nước thì lại rộng hơn rất nhiều bởi nó bao gồm cả việc tiếp thị cho du lịch, cho phát triển đầu tư, cho các giá trị về văn hóa… - Mỗi quốc gia có một điểm mạnh riêng mà thuật ngữ kinh doanh gọi là giá trị cốt lõi (core value). Xây dựng thương hiệu quốc gia là cách khẳng định với thế giới chúng ta có bản sắc riêng và chúng ta sẽ định hướng phát triển tất cả các lĩnh vực dựa trên những bản sắc ấy.
- Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xúc tiến và duy trì hình ảnh thương hiệu quốc gia. Có thể nói rằng, văn hóa là đường dẫn độc nhất vô nhị và đầy ấn tượng khi liên tưởng đến một đất nước. Ví dụ như vị trí địa lý, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Văn hóa sẽ dẫn đường cho các lĩnh vực khác khi tiếp cận các khách hàng tiềm năng của đất nước Việt Nam. Những ấn tượng ban đầu của người tiêu dùng về những giá trị văn hóa, mỹ thuật, thơ ca, ẩm thực Việt Nam đã dẫn đến những cảm nhận về các sản phẩm thương mại Việt Nam, đến sự công nhận thương hiệu "Made in VietNam".
- Các sự kiện và các cuộc thi lớn sẽ là cách PR tốt nhất đến các bạn nước ngoài về hình ảnh Việt Nam. Tên tuổi Việt Nam sẽ được nhắc nhiều đến trên các phương tiện báo chí truyền thông khi tổ chức thành công hội nghị APEC hay các sự kiện khác như các cuộc thi thể thao, lễ lội mang tầm quốc tế... Đó là những cơ hội để Việt Nam quảng bá hình ảnh quốc gia với bạn bè trên thế giới.
- Sự cam kết của chính phủ và toàn dân: Chúng ta có nhiều diễn đàn, nhiều cuộc vận động cho việc xây dựng phát triển hình ảnh Việt Nam nhưng sau đó mọi thứ vẫn trở lại như cũ. Cần phải có một chiến lược và kế hoạch cụ thể cho lộ trình phát triển xây dựng thương hiệu Việt trong 5-10 năm tới.
Một chiến dịch nhất quán tuyên truyền và kêu gọi cho mọi người dân Việt Nam, từ các nhạc sĩ, nghệ sĩ, doanh nhân và các tập đoàn cho đến các đại sứ nhãn hiệu; mỗi thành công cá nhân đều góp phần tăng thêm giá trị cho thương hiệu Việt Nam và giúp Việt Nam khẳng định thế mạnh và bản sắc của mình với bạn bè trên thế giới.
NGUYỄN ĐÔNG TRIỀU (Theo TTO)
Friday, August 24, 2007
Một câu chuyện đẹp
Khi tôi dám nhận một người từ hè phố, họ đói, tôi cho họ bánh mì. Nhưng một người đang cảm thấy chán nản, cô đơn mặc cảm, lại là người muốn bước ra khỏi hè phố. Đó là một người thiếu nghị lực. Nghèo về tinh thần là một điều khó khăn hơn để vượt qua những nghịch cảnh của cuộc đời. Có thể những người nghèo không của cải, nhưng họ lại thấy cuộc đời đầy thú vị và ấm áp biết bao.
Một buổi tối nọ tôi ra ngoài và đón nhận bốn người ăn xin, một trong số họ đang trong tình trạng nguy kịch. Tôi báo với người cùng đi là hãy chăm sóc ba người kia, còn tôi sẽ mang người đó về nhà, đặt lên giường, nhưng mắt người đó đã nhắm nghiền, tuy vậy nụ cười vẫn trên môi, nắm lấy bàn tay tôi và cô ta thốt lên “cảm ơn”, sau đó nhắm mắt và ra đi vĩnh viễn.
Tôi không thể làm gì hơn nhưng tự hỏi lòng mình: “Tôi sẽ làm gì nếu tôi trong tình trạng giống như cô ta ?” Và tôi cũng tự trả lời rất đơn giản: “Tôi sẽ cố gắng làm mọi cách để mọi người chú ý đến mình và cho tôi ăn, tôi sẽ nói tôi lạnh, đau đớn…”
Nhưng cô ta đã cho tôi thấy nhiều hơn nữa, đó là tình yêu, sự cảm kích của mình. Cô ta chết với một nụ cười sung sướng.
Sau đó có lần tôi đón nhận một người đàn ông từ một ống cống, nửa người của anh ta đã bị ruồi nhặng phá hoại. Sau khi mang anh ta về nhà, anh ta chỉ nói: “Tôi đã sống như một con thú và tôi sắp chết như một thiên thần, đã được yêu mến và chăm sóc”, sau đó anh ta chết vẫn với một nụ cười trên môi.
Điều đó quả thật tuyệt vời, anh ta đã không đổ lỗi cho hoàn cảnh, bất cứ ai hay so sánh với điều gì. Như một thiên thần-giàu có về lòng thương, tình nhân ái hay cả khi nghèo khổ về của cải.
Cuộc sống như một cơ may hãy nắm lấy nó
Cuộc sống như một trò chơi, hãy chơi với nó
Cuộc sống như một tình yêu, hãy thưởng thức nó
Võ Đức Huy ( Theo Internet )
Thursday, August 23, 2007
Thương hiệu, phải được hiểu một cách giản dị!
Mặt khác thương hiệu hôm nay nổi lên, mai lại nổi thương hiệu khác nữa. Càng nhiều thương hiệu càng tốt chứ! Sao cứ phải có Hội đồng này hội đồng khác để bàn bạc, chọn lựa. Lại còn xét cả quá khứ lẫn tương lai...
Vấn đề là thương hiệu có được người ta chấp nhận không, có tiếng vang không và có giữ được không? Chúng ta đã có nhiều thương hiệu lắm chứ. Đó là áo dài, là chiếc nón... Thương hiệu trước đây của chúng ta là gì nhỉ? Là nhỏ thó, nghèo xác xơ nhưng đánh nhau rất giỏi. Chỉ có điều với thương hiệu đó chúng ta có biết lợi dụng để làm giàu không, để làm thương hiệu đó càng có uy tín hơn không thôi.
Để có việc đó, tất cả chúng ta phải cố gắng là chính chứ sao lại cứ "Nhà nước phải có định hướng chiến lược rõ ràng, xây dựng khung pháp lý, chính sách ưu đãi, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp.."
Gợi ý của ông Philip Kotler về "Bếp ăn thế giới" là quá hay. Vì ít ra nó cũng đã đươc hình thành trong đầu các khách du lịch và người nước ngoài. Hai Tổng thống Mỹ đến Việt Nam đều đi ăn phở. Một sự quảng bá trên cả tuyệt vời. Sao chúng ta không nhân cơ hội này mở thêm các trường nấu ăn, nghiên cứu các món ăn không chỉ trông bắt mắt, ăn ngon miệng mà cả vấn đề vệ sinh, năng lượng, khẩu vị từng dân tộc trên thế giới để gia giảm sao cho phù hợp, phục vụ, trang trí...trong các nhà hàng để mở bếp ăn Việt trên khắp thế giới.
Tôi ủng hộ thương hiệu "bếp ăn thế giới". Bản thân tôi sẽ chỉ nói chuyện, giới thiệu và ca ngợi các món ăn Việt Nam với bạn bè quốc tế mà không bàn cãi chuyện chính trị hay chuyện gì khác trong các lần tiếp xúc nữa, chẳng hạn thế.
Cần nhớ rằng nhà nước hỗ trợ pháp lý chỉ khi có sự việc đang tồn tại cần có khung pháp lý để điều chỉnh chứ ai lại đi làm ngược lại, duy ý chí bao giờ. Ngoài thương hiệu "Bếp ăn thế giới", hay nhà hàng (restaurant ) thế giới, chúng ta còn có thể xây dựng nhiều thương hiệu khác nữa chứ. Ai bảo sau khi có thương hiệu "bếp ăn thế giới" là chúng ta chết dí với thương hiệu đó và không được xây dựng thương hiệu khác đâu!
Thương hiệu là để người ta nhớ đến mình. Cứ tưởng tượng mỗi lần ngồi vào bàn ăn người ta lại nghĩ hay nhớ đến món ăn Việt Nam, lúc đó chúng ta là vô địch.
Tôi đề nghị thêm cả nghề nail nữa. Trong khi ở nước ngoài, người Việt làm nail rất tốt tại sao các cơ sở du lịch trong nước không mở nghề này. Sao cho khi nói đến Việt Nam chị em Tây lại nghĩ đến người làm móng tay đẹp chẳng hạn, cũng là một thương hiệu đáng giá đấy chứ. Các bạn chắc còn tìm ra nhiều thương hiệu khác.
NGUYỄN TIẾN DŨNG
LOVE YOU 4EVER
Oái ăm ở chỗ lại thân với Hiền.
Vậy nhưng Hà mới có tiền.
Em Thu mới đẹp ôi phiền quá đi.
Ý anh cũng định chọn Ly.
Oài nhưng bố bảo con Vy ngọt ngào.
U thì bắt cưới bé Đào.
4 hôm anh nghĩ , lẽ nào chọn Ngân.
Em Mai cũng chẳng dưới phân.
Vợ anh nhìn phải giống Hân mới đành.
Eo ơi em Thuỷ ngon lành.
Rút cuộc tình cảm biết dành trao ai .
Thử ghép các chữ cái đầu dòng lại nhe', khi`khi`khi`
(Yahoo offline)
Wednesday, August 22, 2007
Thước đo
· Chiến dịch gửi thư
· Chiến dịch marketing qua điện thoại
· Khuyến mãi hàng tháng
· Tổ chức sự kiện
· Hội chợ giới thiệu sản phẩm
· Tài trợ
· Chiến dịch quảng cáo trên TV
· Chiến dịch hình ảnh công ty
· Chiến dịch từ thiện
· Chiến dịch giành lại khách hàng từ tay đối thủ
· Chiến dịch tung sản phẩm mới ra thị trường
Các thước đo chủ yếu
Về bán hàng
· Tăng trưởng doanh thu
· Thị phần
· Doanh thu từ sản phẩm mới
Về tính sẵn sàng mua của khách hàng
· Nhận biết sản phẩm
· Ưa thích
· Dự định mua
· Tỉ lệ dùng thử
· Tỉ lệ mua lại sản phẩm
Về khách hàng
· Sự phàn nàn của khách hàng
· Sự hài lòng của khách hàng
· Sự hi sinh của khách hàng
· Khách hàng ủng hộ so với khách hàng chê bai, gièm pha
· Chi phí để giành được khách hàng
· Lượng khách hàng mới đạt được
· Số lượng khách hàng mất đi
· Customer churn
· Tỉ lệ khách hàng giữ lại được
· Giá trị lâu dài cho khách hàng
· Vốn của khách hàng
· Khả năng sinh lời của khách hàng
· Lợi nhuận của khách hàng
Về phân phối
· Số lượng đại lý
· Phân chia trong quản lý của hàng
· Phân phối được đánh giá
· Thu nhập từ phân phối
· Số lượng hàng hóa lưu kho trung bình
· Số ngày lưu kho
· Khả năng hết hàng trong kho
· Chia sẻ kho hàng
· Doanh số bán trung bình tại mỗi điểm bán hàng
Về giao tiếp
· Ý thức tự phát về nhãn hiệu
· Ý thức nhãn hiệu không tự phát
· Nhận thức tự phát về quảng cáo
· Tiếp cận hiệu quả
· Tính thường xuyên hiệu qủa
· GRP
· Tỷ lệ trả lời
Về nhãn hiệu
· Sức mạnh nhãn hiệu( giá trị nhãn hiệu được nhận thức)
· Tài sản thương hiệu
· Về đội ngũ bán hàng
· Chất lượng của leadstream
· Tỷ lệ lead đem lại đề nghị mua hàng
· Tỷ lệ đóng trung bình
· Chi phí mỗi lần hỏi hàng
· Chi phí cho mỗi lead
· Chi phí mỗi lần bán hàng
· Chi phí mỗi dollar bán hàng
Về giá cả và khả năng sinh lời
· Sự nhạy cảm của giá cả
· Thay đổi gía bình quân
· Biên tế đóng góp
· ROI
· DCF
Cần biết bình luận về các thước đo và có nhận định hướng đến giải pháp về:
· Sự hài lòng của khách hàng
· Sự hi sinh của khách hàng
· Số người ủng hộ, số người phản đối
· Tỉ lệ hữu dụng
· Giá trị cho khách hàng
· Lợi nhuận của khách hàng
· Sức mạnh nhãn hiệu( giá trị nhãn hiệu được nhận thức)
· Tài sản nhãn hiệu
· ROI
· DCF
Nguồn: ( Philip Kotler tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau)
Ba chữ O dẫn đến thành công
Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ không “dung thứ” cho bất cứ sự lười biếng hay buông xuôi nào. Bạn sẽ luôn tự nhủ: “Tôi sẽ thành công”.
Optimism (Lạc quan): Người lạc quan là người luôn suy nghĩ tích cực, luôn phấn khích, nhiệt huyết với cuộc sống, luôn biết ơn và không hay phàn nàn, than vãn. Lạc quan để đam mê và phấn đấu trong công việc, lạc quan để vượt qua những áp lực, lạc quan để đứng dậy sau thất bại, lạc quan để sáng tạo và mạnh dạn hơn trong công việc.
Obligation (Nghĩa vụ): Người chiến thắng là người luôn xác định nghĩa vụ của bản thân. Nếu bạn chỉ chăm chăm nghĩ xem mình sẽ được lợi gì trong công việc này, bạn không thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Ngược lại, khi đã xác định: Mình có nghĩa vụ phải hoàn thành công việc này, bạn sẽ làm việc có trách nhiệm và nguyên tắc hơn.
WOM và Buzz - Những công cụ của Marketing
- WOM (word-of-mouth) là truyền miệng
- WOM đang phát triển một cách tự nhiên nhờ có Internet và điện thoại di động.
- WOM đáng tin cậy hơn là quảng cáo.
- WOM có sức mạnh rất lớn(iPod, Harley Davidson).
Buzz là cách để làm tăng WOM. Có một số loại khác nhau như sau:
- Buzz marketing là cách làm tăng sự phổ biến, sự khích thích và một số thông tin về sản phẩm.
Quảng cáo cho dịch vụ điện thoại di động Virgin với hình ảnh Richard Branson trong trang phục Adam từ một chiếc cần cẩu xuất hiện ở quảng trường Times Square!
- Viral markteing hướng tới việc tạo ra thông điệp marketing - thường dưới mạng email, có thể phát tán nhanh chóng trong khách hàng.
- Shill (or stealth) marketing: trả công cho một số người xúc tiến sản phẩm, dịch vụ tại những địa điểm công cộng khác nhau, mà không tiết lộ quan hệ của họ với công ty.
- Truyền miệng thực thụ xảy ra khi mọi người nói về một sản phẩm dịch vụ với bạn bè và người quen.
•Nhân viên BzzAgent vừa thật lòng, vừa có chủ ý. Phụ nữ rất hợp với vai trò này
Kiến tạo Buzz
• Phân biệt ba cách truyền bá
- Chuyên gia: họ là những chuyên gia về một vấn đề. Bạn nghe họ nói trực tiếp. Động lực của họ là cung cấp thông tin hoặc giải thích.
- Người liên kết: Họ biết rất nhiều người. Họ là mối liên kết những người trong xã hội. Họ cò thể đề cập đến cái gì đó với rất nhiều người nhưng không phải là chuyên gia.
- Người bán hàng: Họ đầy thuyết phục và có thể giúp bạn làm lan truyền sự quan tâm
From Malcolm Gladwell, Tipping Point
• Tạo những người lăng xê trong mỗi cộng đồng nhằm mang thông điệp của bạn đến với cộng đồng đó:
- Một cách tự nhiên (dựa vào nhãn hiệu).
- Bằng miệng (nêu lên trong cuộc nói chuyện)
- Ảo (thông qua Internet)
Truyền bá một cách chuyên nghiệp
• P & G’s Tremor
- Tremor đã xác định 200,000 teen connectors (người kết nối thanh niên) có ảnh hưởng nhất.
- Họ gửi mẫu sản phẩm và nói chuyện với sinh viên về sản phẩm đó xem họ thấy chúng có tốt không.
• BZZAgent.com
- David Balter viết Grapevine. Ông mở website BZZAgent.com, tuyển dụng thanh thiếu niên, người lớn tuổi cùng nhiều nhóm khác vào làm việc.
- Bzz chỉ chấp nhận quảng cáo cho những sản phẩm thật sự tốt
- Một đại lý nhận một danh sách các “chiến dịch” và chọn cho mình chiến dịch phù hợp nhất.
- Nhận sản phẩm và một bảng gợi ý cách thực hiện WOM, nếu họ ưa thích sản phẩm này.
- Làm báo cáo ghi nhận mọi sự kiện khi họ đề cập đến sản phẩm với người khác, đạt điểm thưởng khi thành công.
- Cần báo cáo cả những kết quả tiêu cực cũng như tích cực về sản phẩm.
Monday, August 20, 2007
Để tồn tại
Charles Darwin
Sunday, August 19, 2007
Gửi Hương Cho Gió
Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
Ðem gửi hương cho gió phụ phàng!
Mất một đời thơm trong kẽ núi
Không người du tử đến nhằm hang!
Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều,
Là truyền tin thắm gọi tình yêu.
Song le hoa đợi càng thêm tủi,
Gió mặc hồn hương nhạt với chiều.
Tản mác phương ngàn lạc gió câm
Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm.
Trên rừng hoa đẹp rơi trên đá,
Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm.
Tình yêu muôn thuở vẫn là hương
Biết mấy lòng thơm mở giữa đường
Ðã mất tình yêu trong gió rủi
Không người thấu rõ đến nguồn thương!
Thiên hạ vô tình nhận ước mơ
Nhận rồi không hiểu mộng và thơ...
Người si muôn kiếp là hoa núi
Uống nhụy lòng tươi tặng khách hờ
Một Trời Quan Tái
Lá rừng thu đổ, nắng sông tà
Chênh vênh quán rượu mờ sương khói
Váng vất thôn sâu quạnh tiếng gà.
Tôi đi mãi mãi vào sơn cước
Em vuốt tua rèm cửa vọng lâu
Lá úa kinh thành rơi ngập đất
Lòng vàng hỏi vẫn nhớ thương nhau?
Có những mâm cau phủ lụa điều
Ði vào trong gió lạnh hiu hiu
Những xe hoa cưới, sao mà đẹp!
Cửa kính huy hoàng vạt áo thêu.
Em có buồn chăng? Tôi vẫn xa
Chiều nay say nhắp chén quan hà
Bao giờ cau được tươi màu lụa?
Ðược đón em bằng xe kết hoa?
Thân em là liễu dạ em tơ
Mềm yếu bền chăng với đợi chờ?
Chua xót lòng tôi mơ ước mãi
Áo bào nguyệt bạch ngựa kim ô!
Tôi lạnh đầu sông giá ngọn nguồn
Nhớ nhà thì ít, nhớ em luôn
Chênh vênh bóng ngả sầu lau lách
Chiều ngái hương rừng lối nhạt son.
Ðã mấy năm rồi thương mến nhau
Em còn thơ dại biết chi đâu!
Ðến nay ba bảy mai đương độ
Ai đánh em bằng giá ngọc châu?
Châu ngọc làm sao hái được nhiều
Tôi là thi sĩ của thương yêu
Lấy đâu xe cưới ngời hoa trắng?
Với những mâm cau phủ lụa điều?
Chiều nay... thương nhớ nhất chiều nay
Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy
Tôi uống cả em và uống cả
Một trời quan tái, mấy cho say!
Nguyễn Bính
Tình Già
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
hai mái đầu xanh kề nhau than thở.
- Ôi đôi ta tình thương thì vẫn nặng,
mà lấy nhau hẳn là không đặng;
Ðể đến rồi tình trước phụ sau,
chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau
- Hay! Nói mới bạc làm sao chớ!
Buông nhau làm sao cho nở?
Thương được chừng nào hay chừng nấy,
chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng,
mà tính việc thủy chung?
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ nơi đất khách gặp nhau!
Ðôi mái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung, đố nhìn ra được!
Ôn chuyện cũ mà thôi.
Liếc đưa nhau đi rồi! con mắt còn có đuôi
Bài học lãnh đạo từ... lòai kiến
Có vẻ như hai giáo sư Nigel Franks và Tom Richardson tại Trường đại học Bristol (Anh) đã nghe theo lời khuyên này. Hai ông đã quan sát những thói quen xã hội của loài kiến Temnothorax-albipennis khi chúng đi kiếm thức ăn. Những điều họ quan sát được sau hai năm có thể mang lại một số bài học lãnh đạo quan trọng.
Những quan sát của họ cho thấy , trong việc tìm thức ăn, dường như có cả "kiến lãnh đạo" và "kiến nhân viên". "Kiến nhân viên" ghi nhớ các địa điểm có thức ăn, chúng báo cho "kiến lãnh đạo" thông qua râu để "kiến lãnh đạo" tiến hành bước tiếp theo. Các con "kiến lãnh đạo" cũng dạy những con "kiến nhân viên" cách để định vị thức ăn và nhớ nơi đặt thức ăn. Kiến "lãnh đạo" và "nhân viên" áp dụng kỹ thuật chạy nối đuôi nhau - tức con kiến này hướng dẫn những con khác bò từ ổ của chúng đến nơi có thức ăn. Theo Giáo sư Nigel Franks: “Việc hướng dẫn, chỉ dạy lẫn nhau trong loài kiến không đơn thuần là sự bắt chước. Kiến tuy là loài động vật có bộ não nhỏ hơn của người hàng triệu lần nhưng lại rất giỏi trong “công tác” dạy và học”.
Hai nhà nghiên cứu đã trải qua hàng giờ để quan sát các băng ghi hình những con kiến, họ cho rằng đây có thể là ví dụ minh hoạ đầu tiên về hành vi dạy dỗ của loài vật. Những con "kiến lãnh đạo" dẫn đường cho các con "kiến nhân viên" đến chỗ có thức ăn, và trên đường đi kiếm ăn, cả lãnh đạo lẫn nhân viên đều tự động điều chỉnh vận tốc cho ăn khớp với nhau. Nếu khoảng cách giữa con "kiến lãnh đạo" và "kiến nhân viên" quá gần, "kiến lãnh đạo" sẽ đi mau hơn. Nếu khoảng cách quá xa, "kiến lãnh đạo" sẽ đi chậm lại.
Nếu những con "kiến lãnh đạo" tự tìm thức ăn một mình , chúng sẽ đến nhanh hơn 4 lần so với khi chúng đi cùng những con "kiến nhân viên". Chỉ dẫn và dạy dỗ nhân viên ghi nhớ các địa điểm có thức ăn và truyền tín hiệu cho nhau bằng râu là quá trình chậm hơn nhiều. Thỉnh thoảng một số con "kiến lãnh đạo" "ngoạm" bằng miệng và "lôi" những con kiến nhân viên đến nguồn thức ăn. Làm thế này sẽ nhanh gấp 3 lần so với đi nối đuôi con trước con sau. Các con kiến lãnh đạo dường như sẵn sàng sửa đổi hành vi của những con kiến khác và chấp nhận giảm hiệu quả riêng của chúng.
Hơn thế, những con kiến dường như cũng có khả năng sư phạm . Các bài học chúng sử dụng có tính tương tác cao và được tiến hành theo nhịp độ được xác định bằng khả năng học và tiến bộ của những con "kiến nhân viên".
Quan sát thế giới côn trùng này có thể gợi lại cho chúng ta một số phẩm chất lãnh đạo đáng quý trong thế giới con người.
* Các nhà lãnh đạo vĩ đại là những người cố vấn đầy kinh nghiệm và mẫn cán, luôn sẵn sàng dành thời gian và tài năng để dạy dỗ những người khác. Họ thích làm các việc đúng hơn là nhanh. Họ xem thành công lâu dài quan trọng hơn là thành công trước mắt.
* Việc lãnh đạo hiệu quả là kết quả của quá trình truyền thông và tương tác. Ở đâu có sự rõ ràng, ở đó sự tin cậy tăng lên.
* Một nhà lãnh đạo quan tâm là người dạy dỗ những người khác từng bước phù hợp với khả năng của họ. Đủ nhạy cảm đề biết khi nào cần kiên nhẫn hoặc cần củng cố, tăng cường một bài học, hoặc biết khi nào có thể bước tiếp bước tiếp theo là rất quan trọng.
Tự nhiên có thể dạy chúng ta rất nhiều về chính chúng ta và về thế giới xung quanh. Nếu lần sau bạn nhìn thấy một tổ kiến, hãy dừng lại và quan sát các hành vi xã hội của chúng. Cũng nên dành một chút thời gian để xem bạn có thể học gì từ thế giới của loài kiến bé nhỏ này.
Don't cry Joni
Jimmy please say you'll wait for me
I'll grow up someday you'll see
Saving all my kisses just for you
Signed with love forever true.
Joni was the girl who lived next door
I've known her I guess ten years or more.
Joni wrote me a note one day.
And this is what she had to say.
Jimmy please say you'll wait for me
I'll grow up someday you'll see
Saving all my kisses just for you
Signed with love forever true.
Slowly I read her note once more
Then I went over to the house next door
Her tear-drops fell like rain that day
When I told Joni what I had to say.
Joni, Joni please don't cry
You'll forget me by and by
You're just fifteen and I'm twenty two,
and Joni I just can’t wait for you.
Soon I left our little home town,
Got me a job and tried to settle down
But these words kept haunting my memory,
the words that Joni said to me.
Jimmy please say you'll wait for me
I'll grow up some day you'll see
Saving all my kisses just for you
Signed with love forever true.
I packed my clothes and I caught a plane
and I had to see Joni. I had to explain,
how my heart was filled with her memory
and ask my Joni if she marry me
I ran all the way to the house next door
but things weren't like they were before
My tear-drops fell like rain that day
When I heard what Joni had to say.
Jimmy, Jimmy please don't cry
You'll forget me by and by.
It's been five years since you've been gone
Jimmy, I - (married) - your best friend John
If - Bread
If a picture paints a thousand words,
Monday, August 13, 2007
Hội hoạ - from Galery Lộc lan
Sunday, August 12, 2007
5 Why's
The 5 why's typically refers to the practice of asking, five times, why the failure has occurred in order to get to the root cause/causes of the problem. There can be more than one cause to a problem as well. In an organizational context, generally root cause analysis is carried out by a team of persons related to the problem. No special technique is required.An example is in order:
Why did your car stop? Because it ran out of gas.
Why did it run out of gas? Because I didn't buy any gas on my way to work.
Why didn't you buy any gas this morning? Because I didn't have any money.
Why didn't you have any money? Because I lost it all last night in a poker game.
The 5 Whys strategy is an easy and often-effective tool for uncovering the root of a problem. Because it is so elementary in nature, it can be adapted quickly and applied to most any problem. Bear in mind, however, that if it doesn’t prompt an intuitive answer, other problem-solving techniques may need to be applied
Buôn Ma Thuột 23.03.2007
Cầu treo ở Buôn Đôn (Ms.Băng Tâm) | |
Bên dòng suối (Buôn Đôn) | |
Job mới - Nhân viên bán sản phẩm thổ cẩm và thủ công mỹ nghệ mới được tuyển dụng | |
Lần đầu tiên nhìn thấy con... dzoi | |
1 góc quán Cafe Chuông Đá | |
Êh! Coi chừng ...té! | |
tắm suối nước trong (hai em bé gốc Thụy Sĩ) | |
em ...giận anh luôn! | |
em bé Tây nguyên | |
Thác Draysap hùng vĩ | |
Buôn Ma Thuột là thành phố lớn nhất ở Tây Nguyên nằm ở độ cao 536 m, nhiệt độ trung bình hàng năm 23 độ C, là tỉnh lỵ của tỉnh Đăk Lăk. Tên gọi Buôn Ma Thuột được bắt nguồn từ tiếng Ê-đê: Buôn Ama Y Thuot (Buôn: làng, Ama: cha), gọi tắt là Buôn Ma Thuột, có nghĩa là làng của cha Thuột, tên vị tù trưởng có công lập ra buôn làng đầu tiên bên bờ suối Ea Tam. Buôn Ma Thuột có một thời là thủ phủ của Tây Nguyên có số dân đông nhất, sầm uất nhất ở đây, là trung tâm hành chánh, văn hóa và kinh tế của toàn vùng. Buôn Ma Thuột là đầu mối huyết mạch giao thông tỏa ra các hướng, nối với thành phố Đà Lạt qua huyện Lăk bằng quốc lộ 27, nối liền với Khánh Hòa qua Ninh Hòa bằng quốc lộ 26, nối với TP.HCM bằng quốc lộ 14 qua Đăk Nông, Bình Phước, nối liền với Yok Đôn Buôn Đôn bằng tỉnh lộ số 1 và nối với Pleiku, Kontum bằng quốc lộ 14. Buôn Ma Thuột nổi tiếng có nhiều loại trái cây, khoai sắn, rau củ, đặc biệt là cà phê Buôn Mê đã từ lâu chiếm lĩnh trên thị trường và cho đến nay chưa có nơi đâu sánh bằng. Đến thăm Buôn Ma Thuột có thể đến tham quan các danh lam thắng cảnh như thác Đray Sap, Đray Anour, Đray H’linh, hồ Lăk hoặc ghé thăm các buôn làng của người Ê-đê, M’nông để cùng thưởng thức những đêm rượu cần với các lễ hội cồng chiêng, hay cưỡi voi vào rừng săn bắn cùng cư dân địa phương, đi thuyền độc mộc dạo chơi trong khung cảnh núi rừng êm ả... Bên cạnh những kiến trúc cổ, phần lớn là nhà gỗ được xây cất công phu, người Buôn Ma Thuột ngày nay đang tích cực xây dựng những công trình mới mẻ và hiện đại, đường phố rộng rãi, sạch đẹp phủ bóng cây xanh mở rộng hệ thống giao thông ra vùng ngoại thành nhằm nâng cao mức sống của nhân dân qua các kế hoạch nông lâm, công nghiệp và đầu tư xây dựng các khu dân cư. Bộ mặt đô thị không ngừng được chỉnh trang, mở rộng, thành phố đang hình thành các khu dân cư mới; đặc biệt là khu đô thị Đông Bắc có diện tích 172 ha, được đầu tư xây dựng với nhiều nhà cao tầng hiện đại, được xem như trung tâm kinh tế - tài chính của thành phố Buôn Ma Thuột trong tương lai. Sau 10 năm xây dựng, đến nay các công trình hầu như đã hoàn chỉnh với nhiều kiến trúc đẹp, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố, đồng thời làm thay đổi bộ mặt không gian kiến trúc đô thị, mỗi vùng và khu dân cư đều có bản sắc riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và tự nhiên nhưng được cách tân, tạo cho thành phố vừa mang tính truyền thống mà cũng vừa mang tính hiện đại | . |
(Bình Dương)
Tuesday, August 7, 2007
Thành phố không thể vây hãm
Heo vừa khóc vừa nói:
- Dân thành phố đối xử với tôi không ra gì cả. Khi tôi nhỏ, họ quay tôi trên những lò lộ thiên, để ngay trước cửa quán ăn, thân tôi bị nướng vàng trên than hồng, da tôi bị tẩm đủ các thứ hương liệu không rõ nguồn gốc, sau đó họ còn chặt tôi bằng những con dao to, không rửa, có thể dùng để bổ củi. Và bày tôi lên những chiếc đĩa được lau rửa sơ sài. Khi tôi lớn, họ giết tôi trong những lò mổ lậu, tối tăm, thiếu xà bông và ánh sáng, sau đó bày tôi lên các phản thịt cả đời không rửa ở chợ. Tôi bị chặt ra, bị thái ra, bị nhét bừa vào các tô bánh canh hoặc trộn với bột và hàn the để chế tạo ra những thứ khủng khiếp được mang tên chả lụa.
Cả hội nghị kêu lên:
- Tàn ác quá!
Heo nức nở:
- Đã vậy, họ còn cắm vào miệng tôi một bông hoa, nhét vào tai tôi một quả ớt rồi quay sơ sài, sau đó để lên mâm cúng. Mà cùng một mâm họ bán cho vài chục người khiến tôi ra vào chùa đến choáng váng.
Tiếng vỗ tay phẫn nộ vang lên. Heo quả quyết:
- Vì thế tôi sẽ trừng phạt thành phố. Tôi sẽ mắc bệnh tai xanh cho họ không còn và không dám ăn thịt heo nữa.
Gà bước lên diễn đàn:
- Em còn bị đối xử tệ vô cùng. Em bị nhốt trong những chiếc lồng chật chội, nghẹt thở, trước khi bán bị nhồi đến căng diều. Họ nhổ lông em làm chổi, sau đó dùng chổi ấy nện vào mông trẻ con một cách rất tùy tiện. Em còn bị thái nhỏ ra như sợi tóc để rắc vào các bát miến, rồi bị treo lủng lẳng ở mặt tiền tiệm phở, toàn thân bị bôi một lớp nghệ giả dối màu vàng. Em bị họ đưa lên tranh vẽ mà không trả bản quyền, bị sử dụng tiếng gáy không xin phép. Em bị hầm lấy nước, sau đó nước đó pha loãng đóng chai mà em không cãi nổi câu nào. Mồm họ quang quác như gà nhưng hơi một tí là họ đổ cho em.
Cả hội nghị gầm lên:
- Dã man quá!
Gà nức nở:
- Do đó, em cùng chị vịt quyết tâm nhiễm cúm H5N1, cho dân thành phố không có gà vịt ăn, hy vọng họ phải chết khô.
Tiếng hoan hô vang dậy.
Dê bước lên phát biểu:
- Tôi mới là kẻ bị cả thành phố xúc phạm nhất về mặt tinh thần. Mặc dù có một cuộc sống đứng đắn, đầy nội tâm, tôi vẫn bị họ gán cho những tính xấu mà hình như chính họ ao ước. Trước khi bị làm thịt, tôi còn bị đánh đập cho vã mồ hôi, rồi vứt lung tung vô những nồi lẩu ven đường. Tôi thà chết ngay đây, trên diễn đàn này chứ không chết trong thành phố nữa.
Bò đứng bật dậy:
- Tôi cũng thế. Tôi bị họ in hình trái phép trên hộp phô-mai, bị lột da làm túi xách, túi ấy có khi gắn nhãn hiệu bán mấy ngàn đôla mà tôi chả nhận xu nào. Tôi còn bị giả mạo bằng thịt trâu, thịt ngựa, khiến danh dự tổn thương sâu sắc. Tôi quyết phải mắc bệnh bò điên cho họ không còn có thứ để ăn.
Sau ba ngày thảo luận, hội nghị đi đến nhất trí là cấm vận thành phố hoàn toàn. Sẽ đồng loạt ngã bệnh cho không còn dê, gà, vịt, heo xem có sống nổi không.
Nhưng lạ quá, dân chúng vẫn sống phây phây, thậm chí một số người còn khỏe hơn trước.
Bọn súc vật đi điều tra, và ngã ngửa người: Bà con đang ăn cá ê hề. Cá không hề tham gia hội nghị. Nhưng cá ở đâu? Thì ra mùa mưa tới, cả thành phố ngập mênh mông, cá ngoài sông tràn vào, bà con kéo lưới bắt hoặc chỉ việc mở cửa cho cá đi vô, đến khi hết mưa đóng cửa lại là cá bị nhốt trong phòng.
Lê Hoàng
Monday, August 6, 2007
Hôn nhân là gì?
Lập gia đình là dịch bài thơ ái tình ra văn xuôi. - Hôn nhân là một trò ảo thuật biến những nụ hôn vui thú thành ra... nghĩa vụ.
Hôn nhân là một sự kiện mà sau đó người đàn ông phải mua rau thay vì mua hoa.
Tình yêu thì mù quáng nhưng hôn nhân sẽ trả lại ánh sáng cho nó.
Bi kịch của hôn nhân ở chỗ chúng ta yêu một nhân cách, nhưng lại phải sống với một nhân vật.
An Minh Ánh
Sunday, August 5, 2007
Nếu bạn là Robinson?
Đấy là chuyện của thiên hạ. Còn ở Việt Nam chưa được như thế. Theo Tổng cục Bưu điện, số thuê bao Internet ở nước ta đã tăng trường 97% trong năm 2002 - 2003, hơn 100% trong vài năm gần đây. Nhung cũng chi đạt trên 900 ngàn thuê bao với khoảng xấp xỉ 6 triệu người sử dụng. Quả là chưa thấm tháp gì với dân số 84 triệu người. Và như vậy cũng có nghĩa là nền kinh tế tri thức ớ ta mới đang ở giai đoạn bước đầu. Nhìn về phía trước ta, chỉ so với vài nước trong ASEAN (như Thái Lan, Malaysia, Singapore...) thì ta vẫn còn xa họ lắm!
Vậy thì ta phải biết tận dụng tối đa tiềm năng hiện có. Nhưng tiếc là, nhiều người, và trớ trêu thay, lại là lớp trẻ, chỉ coi Internet là thú vui giải trí của họ. Khai thác thông tin chả thấy đâu, nhưng đến cơ quan, mấy chị mấy anh cắm đầu vào mạng. Đọc báo, xem hình, nghe nhạc chán lại "check" thư và "chat” với nhau mê mải. Cả những anh em bạn bè "bắn tên lửa vượt đại châu không tới" cũng bị lôi ra để "nỉ non" trên mạng. Các “tiểu thư” còn ngồi thì máy tính chẳng ai được dùng. Khổ nhất là khi nối mạng, điện thoại lập tức bị phong tỏa, không thể liên lạc với ai được. Rời máy ra là họ lại túm năm tụm ba thì thào to nhỏ về những chuyện vừa "nhặt" được dọc đường lúc dạo chơi trên “oép (webstte)" này oép nọ. Chu cha! Nhiều và ly kỳ lắm. Hết chuyện ảnh nude các kiểu của cô ca sĩ dòng Sao Mai... đến băng hình "tươi mát" của nàng diễn viên trẻ trung Y.V đang ăn khách… lại mất cả ngày cả buổi nhu chơi. Bàn ở nhà chán lại vớ điện thoại "chùa" mở "Hội thảo đầu tuần". Quả là, hết khề khà "buôn dưa lê, bán dưa bở" lại lê thê, nỉ non "nấu cháo điện thoại".
Về nhà thì các quý tử "choai choai" cũng "máu mê" không kém. Không rõ chúng học ở đâu mà biết lang thang khắp "hang cùng ngõ hẻm" trên mạng, lôi ra đủ thứ chuyện trên trời dưới biển. Đã thế, chúng còn in ra truyền nhau đọc. Chỉ trong ngày 13/2 vừa rồi, đã có trên 800 triệu thư điện tứ gửi chúc tụng nhau nhân ngày Valentine (14/02) trên mạng yahoo.com. Do có nhiều người gửi, lại gửi kèm ảnh, nụ hôn biểu trưng, maket tranh tự họa, băng nhạc... nên mạng này quá tải, tắc nghẽn liên tục.
Chàng Robinson ngày xưa gặp nạn mới phải thui thủi một mình trên đảo vắng. Đó là điều cực chẳng đã. Còn bây giờ chúng ta lại tự biến mình thành một Robinson "đời mới". Đơn độc thu mình trên máy tính, mải mê với những trò vui mà chắc gì đã mở mang nhiều kiến thức? Cái máy kia nó có tội gì đâu? Điều quan trọng là ta phải biết sử dụng và tận dụng những ưu thế của phương tiện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình.
Theo Tạp chí Trí tri
Friday, August 3, 2007
Chút tình đầu
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng - mối tình đầu
Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cơn mưa bay bay ngoài cửa lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về
Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp
Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ lên cây
Người con gái mùa sao biết có còn gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay...
Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cây đàn nhỏ
Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm
Ai cũng hiểu - chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi....thành câm
Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng
Em hái mùa hè trên cây
Chở kỷ niệm về nhà
Em chở mùa hè đi qua, còn tôi đứng lại
Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa
Đỗ Trung Quân
Tương lai marketing
Ngoài ra, năm chiến lược nữa cần lưu ý:
1/ Đưa tất cả nằm dưới tầm quan sát, trong đó xây dựng thương hiệu là tiến trình “phủ sóng” chứ không chỉ nhỏ một giọt vào một nơi ở một thời điểm (ví dụ cuộc đổ bộ “hoành tráng” đem lại thành công ngoạn mục của bia Corona từ Mexico vào thị trường Mỹ).
2/ Biết rõ người tiêu dùng. Ở vấn đề này, Kotler cho biết đến nay nhiều CEO (tổng giám đốc điều hành) vẫn cứ nghĩ marketing là bán hàng, quảng cáo và... chấm hết! Trong thực tế, khi không định nghĩa được thị trường mục tiêu bằng phân khúc đối tượng người tiêu dùng, tiếp thị chỉ là vô nghĩa
3/ Sở hữu giá trị thương hiệu. Ở thời mà sản phẩm cùng loại tràn lan, người ta phải nghĩ đến việc sở hữu một từ hoặc một câu giúp xây dựng niềm tin, đồng thời duy trì sự trung thành của khách hàng (người tiêu dùng mua Mercedes bởi nó luôn gắn liền với hình ảnh thương hiệu xe hơi có động cơ tốt nhất thế giới; người ta mua Volvo bởi nó là biểu tượng của loại xe an toàn nhất thế giới).
4/ Đi đầu trong cạnh tranh. Điều tệ nhất thường xảy ra trong cạnh tranh là khi bạn thành công sẽ có nhiều đối thủ bắt chước; do đó, liên tục đổi mới sẽ là yếu tố then chốt. Phải liên tục tự vấn rằng “ba năm nữa kể từ bây giờ, sự khác biệt của chính chúng ta sẽ là gì?”. Liên quan điều này, Kotler kể có lần một CEO thuộc một công ty lớn đến xin chữ ký cho ấn bản đầu tiên quyển sách ông phát hành năm 1967 và ông đã từ chối. Ông trả lời: “Quyển sách này được viết vào thời chưa có Internet, bây giờ tôi nghĩ nó đã vô dụng”.
Cuối cùng, tương tự ý kiến Al Ries trong quyển The fall of advertising and the rise of PR (bản tiếng Việt với tựa Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi, NXB Trẻ và Thời báo Kinh Tế Sài Gòn ấn hành năm 2005), Philip Kotler (dẫn lại từ marketingprofs.com) cũng cho rằng quảng cáo bắt đầu nhường chỗ cho PR (quan hệ công chúng).
Ông nói: “Quảng cáo đã bị lạm dụng trong quá khứ, đặc biệt quảng cáo đại trà (mass advertising) theo kiểu bắn bừa trúng đâu được đấy; trong khi đó, PR lại không được phát huy. PR gồm nhiều công cụ mà tôi gọi là PENCILS (publications, events, news, community involvement, identity tools, lobbying, and social investments - in ấn, tổ chức sự kiện, thông tin báo chí, quan hệ cộng đồng, công cụ nhận biết, vận động hành lang và “phong tỏa” xã hội).
Khi xem một quảng cáo, người tiêu dùng biết ngay đó là một mẩu quảng cáo; trong khi ngày càng có nhiều người dị ứng với quảng cáo. PR có cơ hội tốt hơn để chuyển tải thông điệp. Hơn nữa, thông điệp luôn mới mẻ và đáng tin hơn”. Có thể minh họa cho nhận định Philip Kotler với ví dụ chiến dịch PR và marketing cực kỳ thành công của chiếc điện thoại iPhone.
Hàng tháng trước khi iPhone ra mắt thị trường Mỹ ngày 29-6-2007, Hãng Apple đã bắt đầu “đun sôi” sự quan tâm với loạt thông tin liên quan. Kết quả: vô số người tiêu dùng Mỹ đã không thể cưỡng nổi việc trở thành “người đầu tiên” sở hữu iPhone đến mức xếp hàng rồng rắn để mua ngay ngày đầu tiên mà chiếc điện thoại này được tung ra thị trường!