Các thể loại
- Ẩm thực (1)
- Bạn bè tôi (25)
- Chuyên đề Marketing (19)
- Chuyên mục (2)
- Chuyên mục khác (14)
- Đoản thơ (45)
- Du lịch (22)
- Dzuidzui (30)
- Gallery (40)
- Msg offline (10)
- Suy ngẫm (51)
- Tình ca (24)
Monday, December 1, 2008
Cháo ếch Singapore

Thành phần
- 3 con ếch làm sạch, chặt miếng vừa ăn.
- 10g gừng non, gọt sạch vỏ
- 4 quả ớt khô, ngâm nước ấm, cắt khúc 2 cm
- 1/2 củ hành tây, bóc vỏ
- 2 cọng hành lá, chọn hành hương
- 1 muỗng súp tỏi và củ hành băm
- 2 muỗng cà phê bột năng pha loãng
- Gia vị: 1 muỗng súp hắc xì dầu, 1 muỗng súp tương ớt, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê bột nêm, ½ muỗng cà phê tiêu, 1 chén nước lọc.
- 50g gạo 50g nếp (loại ngon), vo sạch để nấu cháo.
Thực hiện
- Nấu cháo nhừ,thêm vào 2 thìa súp bột năng pha loãng để tạo độ sánh nhừ cho cháo và ½ thìa cà phê muối.
- Phi thơm tỏi và củ hành băm, cho ếch vào xào cho săn. Nêm 1 muỗng súp hắc xì dầu, 1 muỗng súp tương ớt, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng và phê bột nêm, ½ muỗng cà phê tiêu, 1 chén nước dùng, ớt khô và gừng. Nấu trên lửa vừa cho ếch chín và thấm gia vị.
- Cho ếch ra thố đất, đặt lên bếp cho nóng. Cho thêm củ hành tây, hành lá và một ít tiêu lên trên.
Dọn kèm với tô cháo nóng.
(chuyen muc nau an - Internet)
- 3 con ếch làm sạch, chặt miếng vừa ăn.
- 10g gừng non, gọt sạch vỏ
- 4 quả ớt khô, ngâm nước ấm, cắt khúc 2 cm
- 1/2 củ hành tây, bóc vỏ
- 2 cọng hành lá, chọn hành hương
- 1 muỗng súp tỏi và củ hành băm
- 2 muỗng cà phê bột năng pha loãng
- Gia vị: 1 muỗng súp hắc xì dầu, 1 muỗng súp tương ớt, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê bột nêm, ½ muỗng cà phê tiêu, 1 chén nước lọc.
- 50g gạo 50g nếp (loại ngon), vo sạch để nấu cháo.
Thực hiện
- Nấu cháo nhừ,thêm vào 2 thìa súp bột năng pha loãng để tạo độ sánh nhừ cho cháo và ½ thìa cà phê muối.
- Phi thơm tỏi và củ hành băm, cho ếch vào xào cho săn. Nêm 1 muỗng súp hắc xì dầu, 1 muỗng súp tương ớt, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng và phê bột nêm, ½ muỗng cà phê tiêu, 1 chén nước dùng, ớt khô và gừng. Nấu trên lửa vừa cho ếch chín và thấm gia vị.
- Cho ếch ra thố đất, đặt lên bếp cho nóng. Cho thêm củ hành tây, hành lá và một ít tiêu lên trên.
Dọn kèm với tô cháo nóng.
(chuyen muc nau an - Internet)
Saturday, October 18, 2008
Hoa xinh







Hoa cưới xinh lạ
TTO - Mùa cưới cuối năm đã rộn ràng... Những phố hoa đã thấy tấp nập lứa đôi sắp cưới cùng đi ngắm chọn bó hoa xinh cho ngày đưa nhau "về dinh".
Bó hoa cưới dạng ôm lạ lẫm với những chiếc kẹp nơ, kẹp hình con thú xinh xắn kết thêm vào
Xinh mà còn phải lạ, đó là tiêu chí chọn hoa cưới của những đôi uyên ương trẻ tuổi. Việc kỳ công chọn lựa được những bông hoa xinh đẹp kết trong một kiểu dáng lạ cũng phần nào nói lên tấm chân tình của người trao hoa. Và vì thế, đây chính là dịp để các chú rể tương lai tính tình kỹ lưỡng, tinh tế thể hiện hết lòng với người yêu trong ngày vui nhất đời.
Hoa cưới dạng ôm, một kiểu kết hoa cưới thịnh hành kéo dài trong suốt nhiều thập niên của thế kỷ 20 đến tận những năm 1980, đang nhất loạt được một số tiệm chuyên kết hoa cưới lăngxê trở lại.
Chị Nguyễn Thị Thùy Vũ, tổng giám đốc Công ty cổ phần Thế Giới Hoa Tươi (Q.3, TP.HCM), tư vấn: "Mùa cưới năm nay, hoa cưới kết dạng ôm với dáng hoa thiên về cách kết sao cho thật tự nhiên, không quá gò bó như dạng bó tròn cầm tay với tay cầm bằng nhựa của những năm trước. Tôi thường tư vấn cho các đôi bạn trẻ sắp cưới kiểu kết hoa mộc mạc, lộ những gốc cành hoa tự nhiên trông lãng mạn hơn bó hoa nhựa, sau ngày cưới có thể treo làm bó hoa khô kỷ niệm...".
Cũng theo chị Thùy Vũ, phối nhiều màu sắc trong cùng một bó hoa cũng là xu hướng được ưa chuộng của nhiều cặp cô dâu chú rể trong mùa cưới năm nay. Có thể là nhiều sắc của nhiều loài hoa cùng "nên duyên" trong một bó, hoặc những sắc màu khác nhau của cùng một loài như hoa hồng, lan... phối cùng một bó.
Những sắc màu lạ đối với loài hoa như xanh lam, xanh ngọc, xanh lục... lan nhẹ trên những cánh hồng, loa kèn, cúc đồng tiền... thường là những màu nhân tạo do sơn (dành riêng xịt tạo màu hoa) tạo thành, song cũng được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Phụ liệu ghép thêm vào để tôn thêm vẻ rực rỡ cho bó hoa cưới có thể là những chiếc kẹp nơ, kẹp mang hình những con thú nhỏ xinh, hạt bẹt, đá, ruybăng, xơ dừa... Nơ kết bằng ruybăng mượt mà luôn là điểm nhấn không thể thiếu cho một bó hoa cưới dạng ôm.
Hồng trắng được tạo thêm màu đỏ tươi và xanh lục trông lạ mắt, cũng là để phủ lên một lớp "áo" giữ cho cánh hoa cứng và tươi suốt ngày lễ cưới
Hoa xinh lạ với nhiều sắc hoa cát tường và "đuôi" dài phối với dây cói nhuộm màu mềm mại
Chỉ vài cánh lan, đóa hồng môn trắng, vài đóa hồng trắng là đã kết thành bó hoa ôm xinh xắn mà sang trọng
Cát tường trắng phối nhẹ nhàng với hoa bi kết thành bó hoa ôm tươi tắn xứng với cô dâu nhỏ xinh
Loa kèn xanh lục, lạ quá phải không? Và quá sang với nơ màu rêu buông rủ theo "đuôi" cuống dài tự nhiên
Thêm một dáng hoa ôm kết bằng hoa hồng xanh lục và lan
Hồng môn, trúc đốm, dây leo buông dài tôn thêm dáng đài các cho những cánh hồng và cúc xanh
Mắt ngọc, chuỗi ngọc kết duyên cùng hoa hồng cho dáng hoa ôm thêm nét ngọc ngà
Lan tím, lan vàng, hồng xanh, hồng đỏ cùng phối trên nón lá. Kiểu kết hoa khá lạ này dành cho cô dâu... xỏ dây ruybăng vào ngón tay khi mặc áo dài ra mắt hai họ
Vài bông cúc xanh (xịt sơn) và một nhánh lan xanh (màu nguyên thủy) đã nên hình dáng một bó hoa ôm quá dễ thương dễ làm xiêu lòng các cô dâu
Chuyện tình thời @ với lan và... dây điện thoại
Và có thể là một màu hồng xanh duy nhất
Hai dáng hoa ôm mềm mại với loa kèn và lá tùng nho
Hồng tím giống Nhật - màu lãng mạn cho hoa cưới trông càng mềm mượt hơn với cuống hoa để dài lộ gốc tự nhiên
KH.NGỌC - Ảnh: thegioihoatuoi.com
TTO - Mùa cưới cuối năm đã rộn ràng... Những phố hoa đã thấy tấp nập lứa đôi sắp cưới cùng đi ngắm chọn bó hoa xinh cho ngày đưa nhau "về dinh".
Bó hoa cưới dạng ôm lạ lẫm với những chiếc kẹp nơ, kẹp hình con thú xinh xắn kết thêm vào
Xinh mà còn phải lạ, đó là tiêu chí chọn hoa cưới của những đôi uyên ương trẻ tuổi. Việc kỳ công chọn lựa được những bông hoa xinh đẹp kết trong một kiểu dáng lạ cũng phần nào nói lên tấm chân tình của người trao hoa. Và vì thế, đây chính là dịp để các chú rể tương lai tính tình kỹ lưỡng, tinh tế thể hiện hết lòng với người yêu trong ngày vui nhất đời.
Hoa cưới dạng ôm, một kiểu kết hoa cưới thịnh hành kéo dài trong suốt nhiều thập niên của thế kỷ 20 đến tận những năm 1980, đang nhất loạt được một số tiệm chuyên kết hoa cưới lăngxê trở lại.
Chị Nguyễn Thị Thùy Vũ, tổng giám đốc Công ty cổ phần Thế Giới Hoa Tươi (Q.3, TP.HCM), tư vấn: "Mùa cưới năm nay, hoa cưới kết dạng ôm với dáng hoa thiên về cách kết sao cho thật tự nhiên, không quá gò bó như dạng bó tròn cầm tay với tay cầm bằng nhựa của những năm trước. Tôi thường tư vấn cho các đôi bạn trẻ sắp cưới kiểu kết hoa mộc mạc, lộ những gốc cành hoa tự nhiên trông lãng mạn hơn bó hoa nhựa, sau ngày cưới có thể treo làm bó hoa khô kỷ niệm...".
Cũng theo chị Thùy Vũ, phối nhiều màu sắc trong cùng một bó hoa cũng là xu hướng được ưa chuộng của nhiều cặp cô dâu chú rể trong mùa cưới năm nay. Có thể là nhiều sắc của nhiều loài hoa cùng "nên duyên" trong một bó, hoặc những sắc màu khác nhau của cùng một loài như hoa hồng, lan... phối cùng một bó.
Những sắc màu lạ đối với loài hoa như xanh lam, xanh ngọc, xanh lục... lan nhẹ trên những cánh hồng, loa kèn, cúc đồng tiền... thường là những màu nhân tạo do sơn (dành riêng xịt tạo màu hoa) tạo thành, song cũng được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Phụ liệu ghép thêm vào để tôn thêm vẻ rực rỡ cho bó hoa cưới có thể là những chiếc kẹp nơ, kẹp mang hình những con thú nhỏ xinh, hạt bẹt, đá, ruybăng, xơ dừa... Nơ kết bằng ruybăng mượt mà luôn là điểm nhấn không thể thiếu cho một bó hoa cưới dạng ôm.
Hồng trắng được tạo thêm màu đỏ tươi và xanh lục trông lạ mắt, cũng là để phủ lên một lớp "áo" giữ cho cánh hoa cứng và tươi suốt ngày lễ cưới
Hoa xinh lạ với nhiều sắc hoa cát tường và "đuôi" dài phối với dây cói nhuộm màu mềm mại
Chỉ vài cánh lan, đóa hồng môn trắng, vài đóa hồng trắng là đã kết thành bó hoa ôm xinh xắn mà sang trọng
Cát tường trắng phối nhẹ nhàng với hoa bi kết thành bó hoa ôm tươi tắn xứng với cô dâu nhỏ xinh
Loa kèn xanh lục, lạ quá phải không? Và quá sang với nơ màu rêu buông rủ theo "đuôi" cuống dài tự nhiên
Thêm một dáng hoa ôm kết bằng hoa hồng xanh lục và lan
Hồng môn, trúc đốm, dây leo buông dài tôn thêm dáng đài các cho những cánh hồng và cúc xanh
Mắt ngọc, chuỗi ngọc kết duyên cùng hoa hồng cho dáng hoa ôm thêm nét ngọc ngà
Lan tím, lan vàng, hồng xanh, hồng đỏ cùng phối trên nón lá. Kiểu kết hoa khá lạ này dành cho cô dâu... xỏ dây ruybăng vào ngón tay khi mặc áo dài ra mắt hai họ
Vài bông cúc xanh (xịt sơn) và một nhánh lan xanh (màu nguyên thủy) đã nên hình dáng một bó hoa ôm quá dễ thương dễ làm xiêu lòng các cô dâu
Chuyện tình thời @ với lan và... dây điện thoại
Và có thể là một màu hồng xanh duy nhất
Hai dáng hoa ôm mềm mại với loa kèn và lá tùng nho
Hồng tím giống Nhật - màu lãng mạn cho hoa cưới trông càng mềm mượt hơn với cuống hoa để dài lộ gốc tự nhiên

KH.NGỌC - Ảnh: thegioihoatuoi.com
Friday, October 17, 2008
Khám phá
Phím C luôn sát cánh bên phím V, tình cảm giữa Chồng và Vợ luôn bền vững và sát cánh bên nhau . Ngay phía dưới phím A là phím Z, thế mà xưa nay ta cứ tưởng A và Z xa nhau lắm. Có nhiều thứ cũng nghĩ là khác nhau rõ ràng như A và Z…hóa ra khoảng cách cũng mong manh lắm . Phím S và phím D nằm cạnh bên nhau, trong cuộc sống sự phân biệt và khoảng cách giữa Đúng và Sai có bao giờ rõ rang … Tại sao phím U luôn đứng cạnh phím I nhỉ ? Và ngay bên trái đó là 2 phím T và Y nữa ? Vi Tình yêu” của “U and I"
from Lan Uyen
from Lan Uyen
Tuesday, July 1, 2008
Cha mẹ và con - Gửi con về ngoại!
Nghỉ hè, anh chị bàn đưa thằng nhỏ về ở với ngoại.
Với chị, thời gian ở với ngoại là một tài sản. Tài sản của chị là những đêm nằm trong tay bà ngoại nghe kể chuyện đời xưa cùng tiếng võng đưa kẽo kẹt và tiếng quạt nan xua muỗi, là những chiều ra đồng thả diều cùng ông ngoại và nỗi tiếc đứt ruột khi con diều đứt dây rơi xuống cánh đồng bên kia sông. Ông ngoại bảo dù diều bay cao đến đâu vẫn cần một sợi dây từ dưới đất... Con không thể bay cao, bay xa nếu không giữ cho mình một sợi dây để nối với gia đình, nguồn cội, với mảnh đất nơi ta sinh ra...
Ở phố, thằng nhỏ học bán trú cả ngày, chiều về cơm nước rồi ôm tivi. Chị sợ con lớn lên mà chưa một lần tự tay... bắt dế, chưa một lần tự làm đồ chơi cho mình. Chị ghét khi phải bỏ ra dù chỉ 2.000 đồng để mua con cào cào thắt bằng lá dừa được bày bán ở cổng trường, hay những con diều màu sắc sặc sỡ bay chấp chới ở vài đồng diều hiếm hoi của thành phố. Chị ghét nốt cái hộp đất sét màu mua ở nhà sách...
Anh đồng cảm với chị. Xa nhau chỉ ba tháng hè, thời gian vùn vụt trôi, rồi thằng nhỏ sẽ về. Còn vì một điều mà anh cứ tủm tỉm cười. Ngay đêm đầu tiên không có thằng nhỏ ở nhà, anh nháy mắt với chị: "Bắt đầu ba tháng trăng mật nhé!".
Ngày đầu tiên anh đón chị ở cổng cơ quan rồi đưa chị đi ăn... bò bía trước một cổng trường. Rồi anh chị chở nhau đi xem phim. Toàn là phim "bom tấn" mùa hè. Chị chiều anh chọn đại một phim để rồi suốt buổi xem phim chị cứ nghe tiếng mình vừa nấu cơm vừa cằn nhằn thằng con mê siêu nhân không chịu đi tắm...
Mấy ngày tiếp theo, cà phê, bạn bè, nhà sách... Chỗ nào đông vui là vợ chồng kéo vô. Không nói thành lời nhưng không ai muốn về nhà. Thằng nhỏ, tự bao giờ, đã là thứ ánh sáng tràn khắp, chan hòa; là năng lượng cho bình an, ấm cúng gia đình. Mở đèn lên khi đêm về, ánh sáng vươn tới đâu nỗi nhớ lấp đầy nơi đó. Có khi bật tivi gặp phim hoạt hình, anh vội chuyển kênh mà nghe như có tiếng thằng con tha thiết năn nỉ: "Ba, con xem chút xíu thôi mà!". Chị nấu cơm thì thoải mái bỏ hành tiêu tỏi ớt. Cay xé lưỡi, nước mắt chị chực trào vì nghe tiếng hít hà của anh mà cứ thấy thằng nhỏ đang ngồi trước mắt mình cũng hít hà, đổ "mồ hôi râu" ráng ăn cho nó "đàn ông"!
Trưa thứ sáu chị trốn việc cơ quan, một mình đón xe đò về quê. Phải về ngay thôi, không thể chờ anh thêm được nữa. Mẹ chị nói hai ông cháu đang ở bãi sông. Chị tháo giày, băng ngang cánh đồng phía trước nhà lao ra cái bãi sông đã tắm mát thời thơ ấu chị. Chị chạy theo tiếng cười giòn tan của hai ông cháu đang theo hướng gió vọng tới. Tiếng cười trộn lẫn tiếng xe gắn máy quen quen. Chị quay lại. Anh!
Ba chị đang tập thằng nhỏ bơi. Bơi chó, kiểu bơi bản năng nhất mà cũng xấu tướng nhất. Nhưng bây giờ đó là kiểu bơi đẹp nhất mà anh chị từng thấy.
Ba tháng hè rồi cũng sẽ qua, phải quyết tâm thôi. Con diều của con rồi sẽ bay cao, ngay từ bãi sông này.
Với chị, thời gian ở với ngoại là một tài sản. Tài sản của chị là những đêm nằm trong tay bà ngoại nghe kể chuyện đời xưa cùng tiếng võng đưa kẽo kẹt và tiếng quạt nan xua muỗi, là những chiều ra đồng thả diều cùng ông ngoại và nỗi tiếc đứt ruột khi con diều đứt dây rơi xuống cánh đồng bên kia sông. Ông ngoại bảo dù diều bay cao đến đâu vẫn cần một sợi dây từ dưới đất... Con không thể bay cao, bay xa nếu không giữ cho mình một sợi dây để nối với gia đình, nguồn cội, với mảnh đất nơi ta sinh ra...
Ở phố, thằng nhỏ học bán trú cả ngày, chiều về cơm nước rồi ôm tivi. Chị sợ con lớn lên mà chưa một lần tự tay... bắt dế, chưa một lần tự làm đồ chơi cho mình. Chị ghét khi phải bỏ ra dù chỉ 2.000 đồng để mua con cào cào thắt bằng lá dừa được bày bán ở cổng trường, hay những con diều màu sắc sặc sỡ bay chấp chới ở vài đồng diều hiếm hoi của thành phố. Chị ghét nốt cái hộp đất sét màu mua ở nhà sách...
Anh đồng cảm với chị. Xa nhau chỉ ba tháng hè, thời gian vùn vụt trôi, rồi thằng nhỏ sẽ về. Còn vì một điều mà anh cứ tủm tỉm cười. Ngay đêm đầu tiên không có thằng nhỏ ở nhà, anh nháy mắt với chị: "Bắt đầu ba tháng trăng mật nhé!".
Ngày đầu tiên anh đón chị ở cổng cơ quan rồi đưa chị đi ăn... bò bía trước một cổng trường. Rồi anh chị chở nhau đi xem phim. Toàn là phim "bom tấn" mùa hè. Chị chiều anh chọn đại một phim để rồi suốt buổi xem phim chị cứ nghe tiếng mình vừa nấu cơm vừa cằn nhằn thằng con mê siêu nhân không chịu đi tắm...
Mấy ngày tiếp theo, cà phê, bạn bè, nhà sách... Chỗ nào đông vui là vợ chồng kéo vô. Không nói thành lời nhưng không ai muốn về nhà. Thằng nhỏ, tự bao giờ, đã là thứ ánh sáng tràn khắp, chan hòa; là năng lượng cho bình an, ấm cúng gia đình. Mở đèn lên khi đêm về, ánh sáng vươn tới đâu nỗi nhớ lấp đầy nơi đó. Có khi bật tivi gặp phim hoạt hình, anh vội chuyển kênh mà nghe như có tiếng thằng con tha thiết năn nỉ: "Ba, con xem chút xíu thôi mà!". Chị nấu cơm thì thoải mái bỏ hành tiêu tỏi ớt. Cay xé lưỡi, nước mắt chị chực trào vì nghe tiếng hít hà của anh mà cứ thấy thằng nhỏ đang ngồi trước mắt mình cũng hít hà, đổ "mồ hôi râu" ráng ăn cho nó "đàn ông"!
Trưa thứ sáu chị trốn việc cơ quan, một mình đón xe đò về quê. Phải về ngay thôi, không thể chờ anh thêm được nữa. Mẹ chị nói hai ông cháu đang ở bãi sông. Chị tháo giày, băng ngang cánh đồng phía trước nhà lao ra cái bãi sông đã tắm mát thời thơ ấu chị. Chị chạy theo tiếng cười giòn tan của hai ông cháu đang theo hướng gió vọng tới. Tiếng cười trộn lẫn tiếng xe gắn máy quen quen. Chị quay lại. Anh!
Ba chị đang tập thằng nhỏ bơi. Bơi chó, kiểu bơi bản năng nhất mà cũng xấu tướng nhất. Nhưng bây giờ đó là kiểu bơi đẹp nhất mà anh chị từng thấy.
Ba tháng hè rồi cũng sẽ qua, phải quyết tâm thôi. Con diều của con rồi sẽ bay cao, ngay từ bãi sông này.
TRƯƠNG GIA HÒA
Thursday, May 29, 2008
Quá nhiều và một chút!
Quá nhiều ghen tuông làm cho tình yêu chết trong nghi ngờ
Quá nhiều giận dỗi làm cho tình yêu chết trong mệt mỏi
Quá nhiều nước mắt làm cho tình yêu chết trong đau khổ
Quá nhiều lãng mạn làm cho tình yêu chết trong ảo ảnh
Quá nhiều thực tế làm cho tình yêu chết trong toan tính
Quá nhiều đam mê làm cho tình yêu chết trong mộng mị.
Chỉ một chút, chỉ một chút thôi…
Một chút giận dỗi để thấy mình được vỗ về,
Một chút ích kỷ để biết mình thuộc về ai đó,
Một chút nước mắt để thấy mình không vô cảm,
Một chút hờn ghen để biết mình đang yêu thật nhiều
...
Quá nhiều giận dỗi làm cho tình yêu chết trong mệt mỏi
Quá nhiều nước mắt làm cho tình yêu chết trong đau khổ
Quá nhiều lãng mạn làm cho tình yêu chết trong ảo ảnh
Quá nhiều thực tế làm cho tình yêu chết trong toan tính
Quá nhiều đam mê làm cho tình yêu chết trong mộng mị.
Chỉ một chút, chỉ một chút thôi…
Một chút giận dỗi để thấy mình được vỗ về,
Một chút ích kỷ để biết mình thuộc về ai đó,
Một chút nước mắt để thấy mình không vô cảm,
Một chút hờn ghen để biết mình đang yêu thật nhiều
...
Sunday, May 25, 2008
Sống không là chờ đợi
Một câu chuyên có thật...
Bạn tôi mở ngăn tủ của vợ và lấy ra một gói nhỏ được gói kỹ càng trong lớp giấy lụa. Anh bảo: Đây không phải là một gói đồ bình thường, đây là một chiếc áo lót thật đẹp... Anh vứt lớp giấy bọc và lấy ra chiếc áo lót mịn màng, rồi nói: Tôi mua chiếc áo này tặng cô ấy vào lần đầu tiên chúng tôi sang New York, cách đây 8-9 năm nhưng cô ấy chưa bao giờ mặc! Cô ấy muốn dành cho một dịp nào đặc biệt, vậy thì hôm nay tôi nghĩ là dịp đặc biệt nhất rồi... Anh đến cạnh giường và đặt chiếc áo ấy cạnh những món đồ mà tí nữa đây sẽ được bỏ vào áo quan. Vợ anh vừa mới qua đời...
Quay sang tôi, anh bảo:
"Đừng bao giờ giữ lại một cái gì để chờ dịp đặc biệt cả... Mỗi ngày sống là một dịp đặc biệt rồi...".
Tôi suy đi nghĩ lại câu nói này và nó đã làm thay đổi cuộc đời tôi...
... Vì cho dù có nhiều việc vẫn phải chờ, thì cuộc sống không phải lúc nào cũng chờ ta.
Vì vậy,
Sao phải đợi đến lúc cô đơn mới nhận ra giá trị của một người bạn?
Sao phải đợi được yêu rồi mới đem lòng yêu người?
Sao phải đợi có một chỗ làm tốt mới bắt đầu công việc?
Sao phải đợi có thật nhiều rồi mới chia sẻ một chút?
Sao phải đợi thất bại mới nhớ đến một lời khuyên?
Sao phải đợi một nỗi đau rồi mới nhớ đến một lời ước nguyện?
Sao phải đợi có thời gian mới đem sức mình ra phục vụ?
Tôi ơi, sao phải đợi?
Bởi có thể rằng ta không biết ta sẽ đợi đến bao lâu.
Đã bao nhiêu lần ta chần chừ để rồi cơ hội vuột đi?
...Hãy làm những gì mà ta muốn, làm những gì ta cho là đúng.
Phải biết nắm lấy cơ hội, để đừng phải hối tiếc, tôi ơi!
Copy & paste
Bạn tôi mở ngăn tủ của vợ và lấy ra một gói nhỏ được gói kỹ càng trong lớp giấy lụa. Anh bảo: Đây không phải là một gói đồ bình thường, đây là một chiếc áo lót thật đẹp... Anh vứt lớp giấy bọc và lấy ra chiếc áo lót mịn màng, rồi nói: Tôi mua chiếc áo này tặng cô ấy vào lần đầu tiên chúng tôi sang New York, cách đây 8-9 năm nhưng cô ấy chưa bao giờ mặc! Cô ấy muốn dành cho một dịp nào đặc biệt, vậy thì hôm nay tôi nghĩ là dịp đặc biệt nhất rồi... Anh đến cạnh giường và đặt chiếc áo ấy cạnh những món đồ mà tí nữa đây sẽ được bỏ vào áo quan. Vợ anh vừa mới qua đời...
Quay sang tôi, anh bảo:
"Đừng bao giờ giữ lại một cái gì để chờ dịp đặc biệt cả... Mỗi ngày sống là một dịp đặc biệt rồi...".
Tôi suy đi nghĩ lại câu nói này và nó đã làm thay đổi cuộc đời tôi...
... Vì cho dù có nhiều việc vẫn phải chờ, thì cuộc sống không phải lúc nào cũng chờ ta.
Vì vậy,
Sao phải đợi đến lúc cô đơn mới nhận ra giá trị của một người bạn?
Sao phải đợi được yêu rồi mới đem lòng yêu người?
Sao phải đợi có một chỗ làm tốt mới bắt đầu công việc?
Sao phải đợi có thật nhiều rồi mới chia sẻ một chút?
Sao phải đợi thất bại mới nhớ đến một lời khuyên?
Sao phải đợi một nỗi đau rồi mới nhớ đến một lời ước nguyện?
Sao phải đợi có thời gian mới đem sức mình ra phục vụ?
Tôi ơi, sao phải đợi?
Bởi có thể rằng ta không biết ta sẽ đợi đến bao lâu.
Đã bao nhiêu lần ta chần chừ để rồi cơ hội vuột đi?
...Hãy làm những gì mà ta muốn, làm những gì ta cho là đúng.
Phải biết nắm lấy cơ hội, để đừng phải hối tiếc, tôi ơi!
Copy & paste
Sunday, May 11, 2008
Mother's Day 2008
Cam Ranh - Thang 04.2008
Saturday, April 19, 2008
Ba lý do để yêu hoa

Hoa không chỉ là biểu tượng của cái đẹp, của sự lãng mạn mà nghiên cứu mới đây cho thấy vẻ đẹp và hương thơm của hoa có thể làm thay đổi tác động hóa học của não và giúp bạn cảm thấy lạc quan hơn. Dưới đây là những tác dụng khác mà hoa đem lại cho bạn:
Tinh thần vui vẻ: Hãy tìm đến những bông hoa cúc dại thay vì một cốc bia cho những lúc tinh thần bạn đang xuống dốc. Theo một nghiên cứu của Haviland-Jones, người phụ nữ được tặng hoa bất ngờ sẽ thể hiện niềm vui ngay lập tức, và niềm vui đó theo cô ấy suốt ba ngày sau đó.
Giảm stress: Hãy trở về nhà với một thánh đường hoa rực rỡ. Trong một nghiên cứu của Trường Y khoa Harvard, những ngôi nhà được trang trí bằng hoa tươi vừa mới cắt giúp gia chủ cảm thấy bớt lo âu, bớt căng thẳng hơn.
Sáng tạo: Trang trí văn phòng với những đóa hoa tươi sẽ đem lại nguồn cảm hứng cho nhân viên. Những nhà nghiên cứu tại Đại học A&M ở Texas cho thấy phụ nữ sẽ có những sáng kiến và giải pháp cho vấn đề khi xung quanh có nhiều hoa tươi.
Theo Health
Friday, April 18, 2008
Long Khánh _Tháng 3/2008

Nhìn lại hàng cây ghế đá, sân trường... và tiếc rằng sao phượng vĩ năm nay ít thế nhỉ, mà cũng chưa đến mùa. Quang cảnh thay đổi thật nhiều sau bao nhiêu năm, mọi thứ đẹp hơn, rừng cao su xanh hơn sau mùa rụng lá, hạ tầng cao cấp hơn, hiện đại hơn theo xu thế phát triển. Nhìn thị trấn (nay đã là thị xã) yên bình, lòng mình cũng chợt cảm thấy bình yên.
Long Khánh 28/03/08
Thầm thì... kể chuyện trong đêm
Cô nàng là người đến sớm nhất ở chợ rau. Cô chở rau bằng một cái xe “đam” cũ mèm, đằng sau kéo thêm một cái thùng sắt, cái lồng sắt gắn bánh xe ấy chất đầy rau muống cao chất ngất. Nếu đi từ đằng sau sẽ chẳng thấy cô đâu. Chỉ nghe thấy tiếng xe rè rè của cô rất đặc biệt.
Anh chàng cặp thuyền sát mé sông, thuyền anh ta chở cát. Chẳng có gì là can hệ nếu tiếng xe của cô không làm anh ta phải tỉnh giấc đúng vào giờ cô đến - lúc mà trời đất còn âm u.
Vì trời âm u nên dưới thuyền anh ta tối thui tối mù, mà cô thì lại ngồi ngay chân cầu, dưới dàn đèn cao áp trong lấp lóa. Anh chàng thấy cái nón lá màu trắng lắc lư, thấp thoáng một bờ vai nhỏ nhắn, gọn gàng.
Vì dưới thuyền tối thui nên anh chàng nhìn lên khoảng sáng rất rõ, bởi vậy anh ta tò mò. Tò mò vì không hiểu sao cái nón trắng lại cứ lắc lư như thế.
Bây giờ thì anh ta lại càng tò mò tệ, vì cô nàng đã xăng xái đi xuống bờ sông, cầm theo một cái xô nhựa nhỏ. Anh chàng thụt vội đầu vào khoang lái vì sợ bị phát giác, nhưng mắt anh ta thì vẫn theo sát cô nàng. Chẳng thể nhìn thấy mặt cô, vì cô đã thay cái quai nón bằng một cái khăn mùi soa kín mít.
Không biết có một người đang nhìn trộm, cô gái véo von hát nho nhỏ một mình, cô xắn cao quần lội ra xa bờ một chút. Ấy tính cô là thế, chỉ lấy một xô nước té cho xe rau tươi tắn, cô vẫn muốn lấy nước ở ngoài xa cho vừa trong vừa sạch.
Thuyền cát im lìm với cái khoang lái tròn tròn y như tổ chim sẻ kia cũng đâu có liên quan tới cô?
Cô lẩm nhẩm hát một đoạn chèo cổ có tự thuở nảo thuở nào, từ ngày đặt chân vào thành phố xa lạ này để làm nghề bán rau, cô chẳng thấy ai hát điệu chèo ấy nữa. Cô í a cho quên bớt nỗi nhớ nhà và bớt lạnh.
Chàng trai trong khoang thuyền... “chết đứng”. Anh ta chẳng nghe ai hát lạ thế bao giờ. Quê anh ta ở miền Tây. Những đêm lênh đênh sông nước của đời chở thuê, anh cũng hay nằm khểnh chân ngân nga vài câu trong bài Tình anh bán chiếu, còn bài ca của cô bán rau thì quả quyết là anh chưa được nghe bao giờ.
Vì chưa nghe bao giờ nên anh ta quyết định... lên bờ. Quấn thêm một vài vòng xích sắt để chắc ăn là con thuyền đã được neo cho chặt, anh đợi cô đi khuất rồi mới dám lên...
Lúc này trên cầu đã xuất hiện thêm hai người bán dạo trong đêm, một bà già bán xôi và một ông bán cà phê cóc. Quán cóc di động này thật là đơn giản: hai cái ghế nhỏ xíu, một cái bàn gỗ gấp xếp. Thế là đã có chỗ hợp pháp cho anh chàng dưới thuyền có cớ ngồi ngắm cô bán rau.
Thì ra cô lắc lư cái đầu là vì cô đang san rau ra từng bó nhỏ. Cô bó từng bó gọn gàng, nhặt nhạnh lá sâu, xếp có lớp có lang để tí nữa giao cho mấy chị bạn hàng theo từng chục 12, 14.
Tay cô thon thả dịu dàng, cái đầu thì đánh nhịp. Anh chàng quả quyết trong lòng rằng tất cả những bà bán hoa ở chợ Bến Thành cũng không thể nào có bàn tay khéo léo như của cô hàng rau ở chân cầu này được.
Dần dà, anh ta bỏ xa cái bàn gấp xếp để tiến gần đến cô nàng bán rau. Bàn tay to bè, xấu xí của anh lóng ngóng trên những cọng rau non tơ trông thật là tội nghiệp. Cô hàng rau bật cười.
Cô gái cười thật tươi, nón lá bỏ ra rồi, anh lái thuyền khẳng định là cô đẹp: nước da mai mái, răng khểnh có duyên, má lúm đồng tiền. Kiểu này thôi rồi: anh chết chắc! Mà anh “chết” thật, nên đã gần một năm nay anh chàng đã chọn luôn khúc sông dưới chân cầu, nơi có chợ rau họp đêm làm bến đỗ.
Cô bán rau đã quen tính quen nết anh chàng, sao vẫn chưa chịu xuống thuyền? Cô sợ thuyền tròng trành, cô sợ đời lênh đênh. Dù trong tận nơi trái tim cô biết anh lái thuyền cũng tốt.
Họ rù rì bàn định với nhau, bàn định thế này: rằng cô sẽ bán xe “đam” cho một người quen, xuống thuyền, nhưng vẫn giữ nghề bán rau. Còn anh chàng sẽ giữ con thuyền nhưng chia tay với nghề chở cát. Đêm đêm họ sẽ chở rau bằng thuyền, anh sẽ gánh rau lên bờ cho cô rồi hai đứa cùng ngồi bó lại.
Chuyện lọt tai hai người “hàng xóm”. Bà bán xôi khen tốt, ông cà phê cóc cũng gật gù. Thế mà sao cô vẫn còn chần chừ, vẫn chưa chịu xuống thuyền cùng anh lái. Hóa ra cô sợ, sợ trời tối sơ sẩy sẽ trượt chân. Đời người ta lỡ sẩy chân một lần... Eo ôi, cô sợ lắm!
Ông cà phê cóc cho mượn cây đèn lọ mực. Bà bán xôi gói thêm một gói xôi thơm, bà giục: “Con cứ theo nó xuống thăm thuyền, rau cỏ hôm nay để tao giao mối hộ!”.
Chuyện tôi kể cho các bạn nghe là có thật... gần 100%, bởi vì tôi chính là chứng nhân, tôi là... cây cầu ở trong truyện này đấy!
Bây giờ thì tơ mơ nào cũng vậy, hai người hì hụi chuyển rau từ thuyền lên. Cô hàng bán rau vẫn rất có duyên, còn anh chàng lái thuyền thì có vẻ hơi chững chạc. Chững chạc cũng phải thôi! Vì ở dưới khoang thuyền kia: nằm cuộn tròn trong chăn ấm êm có một thằng bé con lên hai đang say ngủ.
Chú thích: tôi - cây cầu ximăng lạnh lẽo, đã rung rinh trước câu chuyện đẹp đẽ này.
Tôi đã thầm thì kể lại cho một người hay lãng du trong đêm nghe và nhờ người ta viết lại câu chuyện gửi cho các bạn, người ấy nghe xong cứ gật gù tâm đắc: hạnh phúc ở quanh ta đâu phải chuyện hoang đường!
Anh chàng cặp thuyền sát mé sông, thuyền anh ta chở cát. Chẳng có gì là can hệ nếu tiếng xe của cô không làm anh ta phải tỉnh giấc đúng vào giờ cô đến - lúc mà trời đất còn âm u.
Vì trời âm u nên dưới thuyền anh ta tối thui tối mù, mà cô thì lại ngồi ngay chân cầu, dưới dàn đèn cao áp trong lấp lóa. Anh chàng thấy cái nón lá màu trắng lắc lư, thấp thoáng một bờ vai nhỏ nhắn, gọn gàng.
Vì dưới thuyền tối thui nên anh chàng nhìn lên khoảng sáng rất rõ, bởi vậy anh ta tò mò. Tò mò vì không hiểu sao cái nón trắng lại cứ lắc lư như thế.
Bây giờ thì anh ta lại càng tò mò tệ, vì cô nàng đã xăng xái đi xuống bờ sông, cầm theo một cái xô nhựa nhỏ. Anh chàng thụt vội đầu vào khoang lái vì sợ bị phát giác, nhưng mắt anh ta thì vẫn theo sát cô nàng. Chẳng thể nhìn thấy mặt cô, vì cô đã thay cái quai nón bằng một cái khăn mùi soa kín mít.
Không biết có một người đang nhìn trộm, cô gái véo von hát nho nhỏ một mình, cô xắn cao quần lội ra xa bờ một chút. Ấy tính cô là thế, chỉ lấy một xô nước té cho xe rau tươi tắn, cô vẫn muốn lấy nước ở ngoài xa cho vừa trong vừa sạch.
Thuyền cát im lìm với cái khoang lái tròn tròn y như tổ chim sẻ kia cũng đâu có liên quan tới cô?
Cô lẩm nhẩm hát một đoạn chèo cổ có tự thuở nảo thuở nào, từ ngày đặt chân vào thành phố xa lạ này để làm nghề bán rau, cô chẳng thấy ai hát điệu chèo ấy nữa. Cô í a cho quên bớt nỗi nhớ nhà và bớt lạnh.
Chàng trai trong khoang thuyền... “chết đứng”. Anh ta chẳng nghe ai hát lạ thế bao giờ. Quê anh ta ở miền Tây. Những đêm lênh đênh sông nước của đời chở thuê, anh cũng hay nằm khểnh chân ngân nga vài câu trong bài Tình anh bán chiếu, còn bài ca của cô bán rau thì quả quyết là anh chưa được nghe bao giờ.
Vì chưa nghe bao giờ nên anh ta quyết định... lên bờ. Quấn thêm một vài vòng xích sắt để chắc ăn là con thuyền đã được neo cho chặt, anh đợi cô đi khuất rồi mới dám lên...
Lúc này trên cầu đã xuất hiện thêm hai người bán dạo trong đêm, một bà già bán xôi và một ông bán cà phê cóc. Quán cóc di động này thật là đơn giản: hai cái ghế nhỏ xíu, một cái bàn gỗ gấp xếp. Thế là đã có chỗ hợp pháp cho anh chàng dưới thuyền có cớ ngồi ngắm cô bán rau.
Thì ra cô lắc lư cái đầu là vì cô đang san rau ra từng bó nhỏ. Cô bó từng bó gọn gàng, nhặt nhạnh lá sâu, xếp có lớp có lang để tí nữa giao cho mấy chị bạn hàng theo từng chục 12, 14.
Tay cô thon thả dịu dàng, cái đầu thì đánh nhịp. Anh chàng quả quyết trong lòng rằng tất cả những bà bán hoa ở chợ Bến Thành cũng không thể nào có bàn tay khéo léo như của cô hàng rau ở chân cầu này được.
Dần dà, anh ta bỏ xa cái bàn gấp xếp để tiến gần đến cô nàng bán rau. Bàn tay to bè, xấu xí của anh lóng ngóng trên những cọng rau non tơ trông thật là tội nghiệp. Cô hàng rau bật cười.
Cô gái cười thật tươi, nón lá bỏ ra rồi, anh lái thuyền khẳng định là cô đẹp: nước da mai mái, răng khểnh có duyên, má lúm đồng tiền. Kiểu này thôi rồi: anh chết chắc! Mà anh “chết” thật, nên đã gần một năm nay anh chàng đã chọn luôn khúc sông dưới chân cầu, nơi có chợ rau họp đêm làm bến đỗ.
Cô bán rau đã quen tính quen nết anh chàng, sao vẫn chưa chịu xuống thuyền? Cô sợ thuyền tròng trành, cô sợ đời lênh đênh. Dù trong tận nơi trái tim cô biết anh lái thuyền cũng tốt.
Họ rù rì bàn định với nhau, bàn định thế này: rằng cô sẽ bán xe “đam” cho một người quen, xuống thuyền, nhưng vẫn giữ nghề bán rau. Còn anh chàng sẽ giữ con thuyền nhưng chia tay với nghề chở cát. Đêm đêm họ sẽ chở rau bằng thuyền, anh sẽ gánh rau lên bờ cho cô rồi hai đứa cùng ngồi bó lại.
Chuyện lọt tai hai người “hàng xóm”. Bà bán xôi khen tốt, ông cà phê cóc cũng gật gù. Thế mà sao cô vẫn còn chần chừ, vẫn chưa chịu xuống thuyền cùng anh lái. Hóa ra cô sợ, sợ trời tối sơ sẩy sẽ trượt chân. Đời người ta lỡ sẩy chân một lần... Eo ôi, cô sợ lắm!
Ông cà phê cóc cho mượn cây đèn lọ mực. Bà bán xôi gói thêm một gói xôi thơm, bà giục: “Con cứ theo nó xuống thăm thuyền, rau cỏ hôm nay để tao giao mối hộ!”.
Chuyện tôi kể cho các bạn nghe là có thật... gần 100%, bởi vì tôi chính là chứng nhân, tôi là... cây cầu ở trong truyện này đấy!
Bây giờ thì tơ mơ nào cũng vậy, hai người hì hụi chuyển rau từ thuyền lên. Cô hàng bán rau vẫn rất có duyên, còn anh chàng lái thuyền thì có vẻ hơi chững chạc. Chững chạc cũng phải thôi! Vì ở dưới khoang thuyền kia: nằm cuộn tròn trong chăn ấm êm có một thằng bé con lên hai đang say ngủ.
Chú thích: tôi - cây cầu ximăng lạnh lẽo, đã rung rinh trước câu chuyện đẹp đẽ này.
Tôi đã thầm thì kể lại cho một người hay lãng du trong đêm nghe và nhờ người ta viết lại câu chuyện gửi cho các bạn, người ấy nghe xong cứ gật gù tâm đắc: hạnh phúc ở quanh ta đâu phải chuyện hoang đường!
Truyện ngắn 1.165 chữ của NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
Thư giãn
1. Internet: Chúng tôi hoàn toàn miễn phí
2. Viễn thông: Chúng tôi bị lỗ vốn
3. Cảnh sát: Chúng tôi vì nhân dân phục vụ
4. Công ty tham gia thị trường chứng khoán: Chúng tôi không làm giả các báo cáo
5. Sếp: Tôi không bao giờ quên những cống hiến của anh
6. Nhân viên: Mai tôi nghỉ việc, không làm nữa
7. Tài xế xe khách: Nhà xe xuất phát đúng giờ
8. Dân buôn: Bán lỗ vốn, đại hạ giá
9. Ngôi sao điện ảnh: Chúng tôi chỉ làm bạn bè
10. Chính khách: Tôi không nhận một đồng nào
11. Con gái: Đây là lần đầu tiên
(MSG offline)
Sunday, April 13, 2008
Subscribe to:
Posts (Atom)