Saturday, October 27, 2007

Đáng yêu chưa?!




















Tình thơ thất lạc

Ba mươi năm gặp lại
Em vẫn là em xưa
Vẫn hồn nhiên như cỏ
Vẫn dịu dàng như mưa

Ngồi yên nghe em nói
Lăng lẽ ngắm em cười
Trái tim còn nóng hổi
Cử ngỡ mình đôi mươi

Chợt thấy đời đáng sống
Sống thêm vài năm chơi
Nhìn mắt em lúng liệng
Tôi biết tôi ...tiêu rồi

Ba mươi năm gặp lại
Em vẫn là em thôi
Ba mươi năm lang bạt
Tôi đã già hơn tôi

Chút tình thơ thất lạc
Chẳng biết buồn hay vui

Nguyễn Văn Nhân

Paris 1900

































Sunday, October 21, 2007

Thơ Thanh Nguyên

Với tình đầu

Cảm ơn anh tình đầu
Dạy tim em xao động
Để những mối tình sau
Đâu dễ ùa bão sóng

Cảm ơn tình không buộc
Chẳng hằn lại vết đau
Chút buồn như trang sức
Lấp lánh màu mưa ngâu

Cảm ơn anh kịp đến
Đánh thức tuổi trâm cài
Tiếc cánh hồng đỏng đảnh
Phương nào hương đã phai

Đời nửa ngày nửa đêm
Mắt nửa cười nửa khóc
Cảm ơn anh như trách
Sao tình không dài thêm…



___________________________________________

Tìm đâu?

Em mong tìm sự trong lành
Mây không lầm là đụn khói
Giữa biển hồn nhiên tắm gội
Hoang đường chuyện vết dầu loang

Em mong tìm sự bình an
Thuở chưa rèn ra binh khí
Đất trời không chia ranh giới
Thênh thang ngọn gió khôn cùng

Em mong tìm sự thủy chung
Dây trầu buồng cau xanh ngát
Tình yêu ngọt hơn nước mắt
Người yêu chưa biết dối lừa

Em mong tìm chuyện đời xưa
Buổi hồng hoang vô tư lự
Trái tim ngây thơ thiên sứ
Yên vui một cõi địa đàng

Thơ Thanh Nguyên (trích tập Thơ hát)

Giới hạn

Vì sao em nén lòng trước số phone anh
chiếc điện thoại lặng im chờ đợi
những nút bấm thì thầm mời gọi
ngón tay em…
Vì sao cố tình em giả vờ quên
anh đâu đó
chỉ cách vài con số
(khi ngày xưa cách xa nhiều con phố
có một người
luôn gõ cửa nhà em…)
Vì sao vì sao
anh thử đoán xem
ta đã vất đâu những hòn bi trong vắt
gian phòng nhỏ không còn
ngọn nến màu đã tắt
mũi tên thần lạc hướng trong đêm
ta vất đâu nụ hôn vội trước thềm
lẫn vào cỏ thành sương đêm khô nắng
Hoa cúc đã nâu hoa hồng đã trắng
một mình em tự hỏi vì sao
tiếc một tách càphê
tiếc một câu chào
một cuộc hẹn?
hay chỉ là cuộc gọi?
vẫn biết thời gian giục bao điều muốn hỏi
em cuối cùng
còn lại với…
Vì sao?


Thơ: Thanh Nguyên

Những khúc hát rong

Thơ : Nguyễn Bạch Dương

Từ xưa lắm, có một người đánh cá
Thả thuyền cau trên những khoảng sông trăng
Chàng say hát- như con chim ngứa cổ
Khúc buồn vui trăng sáng cả dòng sông
Có cô gái mê lời ca huyễn hoặc
Đã đành lòng giết chết một tài hoa
Khi hối hận, nàng khóc tan ly ngọc
Cũng không tìm ra được giọng người xưa
Anh không phải người chèo thuyền đánh cá
Và em ơi trăng vẫn sáng dòng sông
Không yêu nữa thì xin em hãy trả
Anh tự do cùng những khúc hát rong.

Giáo dục đại học - trách nhiệm đối với quá khứ và tương lai

Trích diễn văn nhậm chức của Drew G. Faust - tân hiệu trưởng Đại học Harvard (Mỹ) - ngày 12-10.

Trong nửa thế kỷ qua, các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ đã tham gia một cuộc cách mạng, đó là phục vụ với tư cách vừa là biểu tượng vừa là động lực của việc mở rộng quyền công dân, sự bình đẳng và cơ hội đến người da đen, nữ giới, người Do Thái, người nhập cư và những người khác.

... Dù vậy, những vấn đề về khả năng tiếp cận và chi phí học hành vẫn là điều trăn trở đối với các gia đình trung lưu, cử nhân đại học và sinh viên cao học. Họ có thể lâm vào cảnh nợ nần khi làm việc trong những ngành dịch vụ có mức lương khiêm tốn. Khi bằng đại học trở nên gần như không thể thiếu được tương tự như bằng tú tài, thì chi phí của những chương trình này càng trở nên quan trọng hơn.

Trách nhiệm định hình con người

Bà Drew G. Faust là hiệu trưởng thứ 28 của đại học Harvard, nhậm chức từ ngày 1-7-2007. Bà là một nhà sử học lỗi lạc và một lãnh đạo nổi bật trong ngành học thuật. Trước khi về Harvard, Drew Faust đã làm việc 25 năm tại Trường đại học Pennsylvania. Bà được chỉ định làm giáo sư trợ giảng khoa văn minh Hoa Kỳ vào năm 1976, trở thành đồng giáo sư năm 1980, và chính thức thành giáo sư năm 1984. Bà đã hai lần được tặng thưởng thành tích dạy học xuất sắc tại Pennsylvania vào các năm 1982 và 1996. (Theo www.harvard.edu)

Nhưng nỗi lo lắng về giáo dục bậc cao không chỉ có chuyện kinh phí. Vấn đề sâu hơn là sự thiếu hiểu biết và nhất trí về vai trò và chức năng của trường đại học. Trường đại học thực chất phải có trách nhiệm. Giáo dục bậc cao phải suy xét để định nghĩa chúng ta có trách nhiệm về cái gì. Chúng ta được yêu cầu báo cáo tỉ lệ tốt nghiệp, thống kê số sinh viên đầu vào, điểm số của các bài kiểm tra mẫu để đánh giá "giá trị gia tăng" của những năm tháng ngồi ghế giảng đường, chi phí cho các công trình nghiên cứu, số ấn phẩm do các khoa phát hành.

Nhưng những biện pháp đó không thể tự chúng bộc lộ thành quả gì, đừng nói đến việc thể hiện khát vọng của các trường đại học. Đa số những số liệu tính toán này rất cần được biết, và chúng giúp chúng ta thấy những phần cụ thể trong quá trình hoạt động của chúng ta. Nhưng mục đích của chúng ta tham vọng hơn như thế nhiều, tính chịu trách nhiệm của chúng ta vì thế càng khó giải thích hơn.

Cho tôi mạn phép đưa ra một định nghĩa. Bản chất của một trường đại học là trách nhiệm độc nhất vô nhị của nó với quá khứ và tương lai, chứ không chỉ đơn giản với hiện tại. Một trường đại học hoạt động không vì những kết quả của quí sắp tới, cũng không vì việc sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành người nào. Nó hoạt động vì những kiến thức sẽ định hình một đời người, những kiến thức truyền tải di sản của nhiều thiên niên kỷ, những kiến thức quyết định tương lai.

Một trường đại học vừa nhìn về phía trước, vừa nhìn lại quá khứ theo những cách bắt buộc phải mâu thuẫn với mối bận tâm hoặc đòi hỏi nhất thời của công chúng. Trường đại học cam kết với sự vô thời hạn, và những sự đầu tư này sẽ tạo ra mùa gặt mà chúng ta không thể dự đoán và thông thường không thể đo lường được. Trường đại học là kẻ tôi tớ của truyền thống đương đại...

Chúng ta không hài lòng với việc đánh giá những nỗ lực này bằng cách định nghĩa chúng như là phương tiện, là sự hữu ích mang tính đo lường để đáp ứng những nhu cầu cụ thể nhất thời. Thay vào đó, chúng ta theo đuổi những nỗ lực này một phần vì chính những nỗ lực ấy, vì chúng định nghĩa cái gì biến chúng ta thành người trong hàng thế kỷ qua, chứ không phải vì chúng giúp đẩy mạnh tính cạnh tranh toàn cầu của chúng ta.

Nuôi dưỡng tư duy chấp nhận đổi thay

Chúng ta theo đuổi những nỗ lực ấy vì chúng cho chúng ta, với tư cách là những cá nhân và xã hội, một tầm nhìn sâu rộng mà chúng ta không thể tìm thấy trong thì hiện tại. Chúng ta theo đuổi chúng còn vì lẽ đơn giản như chúng ta cần thức ăn và chỗ trú ẩn để tồn tại, cần công việc và giáo dục để cải thiện cuộc sống, từ đó chúng ta có thể tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Chúng ta cố gắng tìm hiểu mình là ai, từ đâu đến, đang đi đâu và tại sao.

Với nhiều người, bốn năm đại học là khoảng thời gian nghỉ giữa giờ duy nhất để khám phá những câu hỏi căn bản ấy. Nhưng việc tìm tòi ý nghĩa là một hành trình không có hồi kết, nó luôn luôn diễn giải, luôn luôn gián đoạn và xác định lại hiện trạng, luôn tìm kiếm, không bao giờ hài lòng với cái tìm được. Một câu trả lời chỉ đơn giản làm nảy sinh câu hỏi kế tiếp. Điều này trong thực tế là thật đối với tất cả mọi kiến thức, với khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội và khoa học nhân văn, và vì vậy nó là thật với bản chất cốt lõi của trường đại học.

Về tính chất, trường đại học nuôi dưỡng văn hóa của sự vận động không ngừng và thậm chí sự bất kham. Điều này nằm ở trọng tâm của trách nhiệm trường đại học với tương lai. Giáo dục, nghiên cứu, giảng dạy, tất cả đều vì sự thay đổi - nó chuyển hóa các cá nhân trong quá trình học, chuyển hóa thế giới khi những thắc mắc của chúng ta làm thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về thế giới, chuyển hóa xã hội khi chúng ta thấy kiến thức của mình biến thành các chính sách...

Nhưng sự thay đổi thường không dễ chịu, vì nó luôn luôn hàm chứa cả thất bại lẫn thành công, sự chệch hướng lẫn những phát minh đúng đắn. Nói như Machiavelli (*), sự thay đổi không có một thể thống nhất. Dẫu vậy, khi đối mặt với tương lai, các trường đại học phải chấp nhận sự thay đổi tuy không dễ chịu nhưng là yếu tố cơ bản cho bất kỳ sự tiến bộ nào trong hiểu biết.

THANH TRÚC trích dịch

(*) Niccolò Machiavelli (1469-1527) - nhà tư tưởng vĩ đại người Ý.

Khúc Thụy du

Sáng tác: Anh Bằng
Lời : Du Tử Lê

Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi, và tình ơi !
Như loài chim bói cá
Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất
Trong vũng nước cuộc đời
Thụy ơi, và tình ơi !

Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao !

Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu ?

Paris Fireworks






post by: Mr. Tran Hai Van

Họp mặt Ca Đoàn tại Galery Lộc - Lan


Với Thuỵ Miên (trái)

Đám cưới Tú - Giao (Ca đoàn Đắc lộ)




Có những niềm riêng

Thơ:Tín Hương
Hình:NNTA





Có những niềm riêng làm sao nói hết ?!
... Như mây như mưa như cát biển khơi
Có những niềm riêng làm sao ai biết
Như trăng trên cao cách xa vời vợi
Có những niềm riêng lệ vương khoé mắt
Như cây sau mưa lóng lánh giọt sầu
Có những niềm riêng làm tim thổn thức
Nên đôi môi xinh héo hon nụ cười

Này niềm riêng như nước vẫn đầy vơi
Đâu đây vang vang tiếng buồn gọi mòi
Ôi nỗi sầu buồn chất ngất
Như một ngày như mọi ngày như vạn ngày
không thấy đổi thay

Có những niềm riêng lòng không muốn nhớ
Như sao tâm tư cứ luôn mộng mơ
Có những niềm riêng gần như hơi thở
Nuôi ta cô đơn nuôi ta đợi chờ

Có những niềm riêng một đời dấu kín
Như rêu như rong đắm trong biển khơi
Có những niềm riêng một đời câm nín
Nên khi xuôi tay có chút .. ngậm ngùi ...

Saturday, October 20, 2007

Chiều một mình qua phố

Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Chiều một mình qua phố
âm thầm nhớ nhớ tên em
Có khi nắng khuya chưa lên
mà một loài hoa chợt tím
Chiều một mình qua phố
âm thầm nhớ nhớ tên em
Gót chân đôi khi đã mềm
gọi buồn cho mình nhớ tên.
Chiều qua bao nhiêu lần môi cười
Cho mình còn nhớ nhau
Chiều qua bao nhiêu lần tay mời
Nghe buồn ghé môi sầu.


Ngày nào mình còn có nhau
xin cho dài lâu
Ngày nào đời thôi có nhau
xin người biết đau.


Chiều một mình qua phố
âm thầm nhớ nhớ tên em
Gió ơi gió ơi bay lên
để bụi đường cay lòng mắt
Chiều một mình qua phố
âm thầm nhớ nhớ tên em
Áo xưa chưa quen phong trần
đợi mùa thu vàng áo thêm.
Chiều một mình qua phố
âm thầm nhớ nhớ tên em
Bước chân nghe quen cũng buồn
lạy trời xin còn tuổi xanh
Còn một mình trên phố
âm thầm nhớ nhớ tên em
Ngoài kia không còn nắng mềm
ngoài kia ai còn nhớ tên.

Thơ duyên

Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên.
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền.
Con đường nho nhỏ, gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn.
Lần đầu rung động nỗi thương yêu
Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững thững chẳng theo gần,
Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần.
Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân,
Chim nghe trời rộng dang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.
Ai hay tuy lặng bước thu êm,
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
Xuân Diệu

Chiều

Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,

Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn

(trích Thơ Xuân Diệu)

Monday, October 8, 2007

Màu da

Đây là 1 bài thơ đạt giải hay nhất năm 2005 do 1 em bé Châu Phi viết :

Khi tôi sinh ra, tôi màu đen.
Khi tôi lớn lên, tôi màu đen.
Khi tôi đi dưới nắng, tôi màu đen.
Khi tôi sợ, tôi màu đen.
Khi tôi bệnh, tôi màu đen.
Và khi tôi chết, tôi vẫn màu đen.

Còn bạn, hỡi người da trắng.
Khi bạn sinh ra, bạn màu hồng.
Khi bạn lớn lên, bạn màu trắng.
Khi bạn đi dưới nắng, bạn màu đỏ.
Khi bạn lạnh, bạn màu xanh.
Khi bạn sợ, bạn màu vàng.
Khi bạn bệnh, bạn màu xanh (lá).
Và khi bạn chết đi, bạn màu xám.
Thế mà bạn gọi tôi là da màu ư ???

Saturday, October 6, 2007

Đời đá vàng


Sáng tác: Vũ Thành An.

Ta lần mò leo mãi, không qua được vách sầu
Ta tìm một tiếng yêu, thấy toàn là sầu đau
Ước vọng ngày thơ ấu, chưa xin được chút nào
Suốt đời còn ước ao; khát vọng còn cấu cào

Ôi thôi đời ta phung phí trong cơn buồn phiền
Ta xin tháng ngày rồi bình yên
Ô hay tại sao ta sống chốn này
Quay cuồng mãi hoài có gì vui

Có một lần mất mát, mới thương người đơn độc
Có oằn mình đớn đau, mới hiểu được tình yêu
Qua dầm dề mưa tuyết, mới vui ngày nắng về
Có một thời khóc than, mới hiểu đời đá vàng

Đôi khi..

Đôi khi, bạn cần phải chạy thật xa và bạn có thể thấy ai sẽ chạy theo bạn...
Đôi khi, bạn cần phải nói nhỏ hơn để thấy được ai đang nghe mình...
Đôi khi bạn cần có một quyết định sai lầm chỉ để thấy được ai sẽ ở đó để giúp bạn sửa chữa nó chỉ để thấy bạn sẽ trường thành bao nhiêu qua những lần đó ...
Đôi khi, bạn cần để người bạn yêu đi khỏi để thấy được họ có đủ yêu bạn để trở về bên bạn...
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768
Modified for 3-Column Layout by nhatbang