Thursday, June 28, 2007

Dại khờ







Xuân Diệu
Người ta khổ vì thương không phải cách
Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người
Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi
Người ta khổ vì xin không phải chỗ.
Đường êm quá ai đi mà nhớ ngõ
Đến khi hay gai nhọn đã vào xương
Vì thả lòng không kiềm chế dây cương
Người ta khổ vì lui không được nữa.
Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa
Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy
Muôn nghìn đời tìm cớ dõi sương mây
Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất.
Người ta khổ vì chen ngõ chật
Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào
Rồi bị thương người ta giữ gươm đao
Không muốn chữa không muốn lành thứ độc.

Thơ tình Xuân Diệu

Cảm xúc !

Làm thi sĩ, nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến
Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là bình thu hợp trí muôn hương
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc
Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc
Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm
Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm
Của xanh thắm thấy luôn màu nói sẽ
Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ
Nghìn trái tim mang trong một trái tim
Để hiểu vào giọng suối với lời chim
Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng động
Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng
Đi trong sân mà nhớ chuyện trên trời
Trút ngàn năm trong một phút chơi vơi
Ngắm phong cảnh giữa hai bề lá cỏ
Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả ?

************

Yêu
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ, với hồn tiêu
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu -
Yêu, là chết ở trong lòng một ít
Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc vô liêu
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít

************

Xa cách

Có một bận em ngồi xa anh quá,
Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn .
Em xích gần thêm một chút, anh hờn,
Em ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa.
Anh sắp giận, em mỉm cười vội vã
Đến kề anh và mơn trớn" Em đây ! "
Anh vui liền, nhưng bỗng lại buồn ngay,
Vì anh nghĩ : thế vẫn còn xa lắm .
Đôi mắt của người yêu, ôi vực thẳm !
Ôi trời xa, vầng trán của người yêu !
Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều
Mà ta riết giữa đôi tay thất vọng .
Dầu tin tưởng chung một đời , một mộng ,
Em là em ; anh vẫn cứ là anh .
Có thể nào qua Vạn lý trường thành
Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật .
Thương nhớ cũ trôi theo ngày tháng mất,
Quá khứ anh, anh không nhắc cùng em ._
Linh hồn ta còn u ẩn hơn đêm,
Ta chưa thấu, nữa là ai thấu rõ .
Kiếm mãi, nghi hoài, hay ghen bóng gió,
Anh muốn vào dò xét giấc em mơ,
nhưng anh dấu em những mộng không ngờ,
cũng như em dấu những điều quá thực ...
Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
Những cánh tay ! Hãy quấn riết đôi vai!
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt !
Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt
Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng ;
Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng :
" Gần thêm nữa ! Thế ... vẫn còn xa lắm ! "

*************************
Hoa Nở Ðể Mà Tàn

Hoa nở để mà tàn
Trăng tròn để mà khuyết
Bèo hợp để chia tan
Người gần để ly biệt
Hoa thu không nắng cũng phai màu
Trên mặt người kia in nét đau.

Lượm lặt

Lời cầu hôn "shock" nhất:

Chàng quì xuống nâng tay nàng lên, mắt mờ ...đi vì đắm đuối: - Em có muốn sau này em chết đi, tên em nằm trong gia phả nhà anh không? ?!?!?!

________________
Trong bệnh viện tâm thần,
2 bệnh nhân Guy & Denis đi dạo thì Guy trượt chân ngã xuống hồ bơi, chìm ngỉm, Denis nhảy xuống cứu bạn đem lên bờ. Sau khi biết tin về hành động dũng cảm của Denis, ông Director mời Denis & thông báo: - tôi có 1 tin vui & 1 tin buồn. Tin vui là anh sẽ được ra viện vì anh đã có hành động dũng cảm cứu ngừoi, chứng tỏ anh đã lấy lại được thăng bằng & trạng thái bình thường. Tin buồn là Guy đã treo cổ tự sát trong phòng phơi đồ. Denis nói : - dạ không phải nó tự sát đâu, tôi treo nó lên cho nó khô đó! Ke ke ke

Wednesday, June 27, 2007

Quản trị nhãn hiệu: Lịch sử & tương lai

Nền kinh tế toàn cầu đang chứng kiến sự bùng phát của các nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ mới. Quá trình này được củng cố bởi sự tăng trưởng phi mã của Intemet và các phương tiện truyền thông tiên tiến. Trong khi đó, các ngành kinh doanh truyền thống cũng đang chuyển mình hoà lẫn vào nhau, xoá dần các ranh giới lâu nay và tạo ra những đối thủ cạnh tranh hoàn toàn mới. Trong quá trình này, không có gì ngạc nhiên khi các Công ty ngày càng thấy khó để khác biệt hoá chính mình, không chỉ đối với khách hàng mà còn đối với các nhà đầu tư và những nhân viên tiềm năng.
Nền kinh tế toàn cầu đang chứng kiến sự bùng phát của các nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ mới. Quá trình này được củng cố bởi sự tăng trưởng phi mã của Intemet và các phương tiện truyền thông tiên tiến. Trong khi đó, các ngành kinh doanh truyền thống cũng đang chuyển mình hoà lẫn vào nhau, xoá dần các ranh giới lâu nay và tạo ra những đối thủ cạnh tranh hoàn toàn mới. Trong quá trình này, không có gì ngạc nhiên khi các Công ty ngày càng thấy khó để khác biệt hoá chính mình, không chỉ đối với khách hàng mà còn đối với các nhà đầu tư và những nhân viên tiềm năng.
Nhãn hiệu là gì?
Thuật ngữ tiếng Anh “brand"(nhãn hiệu) bắt nguồn từ chữ "burning" (đốt cháy), một từ thông dụng theo nghĩa kinh doanh có nghĩa là đốt cháy lên da hoặc lông của các con thú nuôi, gỗ, kim loại đúc hoặc các hàng hóa khác thời xưa để in ký hiệu riêng lên đó. Đến thế kỷ XIX, theo từ điển Oxford, từ này đã mang nghĩa là dấu hiệu của nhãn hiệu thương mại. Vào giữa thế kỷ XX, từ '"branơ" phát triển rộng ra để bao gồm cả những hình ảnh về một sản phẩm được ghi lại trong tâm trí người tiêu dùng tiềm năng hoặc cụ thể hơn là quan niệm về một người hay vật nào đó.
Ngày nay, "brand" được hiểu là tổng hòa tất cả các thông tin về một sản phẩm, dịch vụ hay một Công ty được truyền đạt tới đối tượng mục tiêu bằng tên gọi hoặc các dấu hiệu nhận biết khác, như logo hoặc hình tượng. Nhãn hiệu không phải là cái tên: một tên Công ty nào đó mà không truyền đạt tới đối tượng mục tiêu thông điệp hay thuộc tính gì thì không thể gọi là một nhãn hiệu. Các thuộc tính của nhãn hiệu tồn tại trong mắt của người sở hữu và phản ánh sự tích luỹ các thông điệp truyền thông mà đối tượng mục tiêu đã nhận được liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay Công ty và những “kinh nghiệm" mà người tiêu dùng đó đã trải qua với sản phẩm, dịch vụ hay Công ty đó.
Lịch sử của quản trị nhãn hiệu Nhãn hiệu đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử. Những người cổ đại thời kỳ đồ đá vẫn thường trao đổi với nhau những vũ khí được thiết kế khác biệt với vẻ ngoài đem lại cảm tưởng sẽ giúp họ thành công hơn trong săn bắn. Những người đóng tàu Viking cũng có những "nhãn hiệu” tàu biển khác nhau. Về sau này, khi loài người biết đúc kim loại, nhiều người đã đúc lên sản phẩm tên họ của mình như một chứng tích khẳng định chất lượng của sản phẩm.
Trên thực tế, định nhãn (branding), hay việc sử dụng các biểu tượng để truyền đạt các thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ có thể được coi là một hoạt động chỉ riêng gặp ở con người. Đây cũng là nền tảng của thương mại: nếu không có thông tin về danh tiếng của một người sản xuất hay người bán, hoạt động thương mại hẳn nhiên sẽ bị ngừng trệ. Tuy nhiên, quyền lực thực sự của các nhãn hiệu lại có từ khi dấu hiệu này được truyền từ một cá nhân nào đó sang một cộng đồng kinh doanh lớn hơn. Quá trình chuyển đổi này tăng cường giá trị nhãn hiệu, mở rộng mức độ ảnh hưởng của nó và kết quả là nó tạo ra của cải vật chất cho người sở hữu.
Josiah Wedgood thường được coi là cha đẻ của quản lý nhãn hiệu hiện đại Từ những năm 1760, Wedgwood đã đặt tên của ông lên các bình gốm sứ để chỉ rõ nguồn gốc và chất lượng của chúng. Tuy nhiên, ông này không chỉ dừng lại ở đó. Gần 200 năm trước khi các phương tiện truyền thông đại chúng được phát minh, Wedgwood đã biết sử dụng chiêu "tiếp thị truyền khẩu”, ông dùng các sản phẩm tinh xảo của mình tặng cho Hoàng gia, rồi dùng các hình ảnh Hoàng gia làm công cụ để tạo ra lối truyền miệng về giá trị của các sản phẩm gốm sứ do ông sáng tạo từ đó tăng thêm giá trị nhãn hiệu của mình.
Về sau, quản trị nhãn hiệu đã thoát thai từ cách làm của Wedgwood để du hành vào thế kỷ XX. Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là TV và nền kinh tế phục hồi với tốc độ tăng trưởng mạnh tại nhiều nước tư bản sau Thế chiến II, một thị trường quy mô lớn dần dần hình thành. Nhu cầu và tiêu chuẩn sống gia tăng khiến marketing lên ngôi trong thời kỳ này. Các Công ty quảng cáo (ad agency) tranh thủ cơ hội này đã phát triển nhanh chóng, tạo ra các chiến dịch truyền thông để thu hút người tiêu dùng đến với các nhãn hiệu. Lúc đâu các quảng cáo truyền hình và báo chí rất đơn giản, nhưng đến thời điểm hiện tại, quảng cáo đã phát triển rất mạnh để trở thành những tác phẩm đích thực. Tại Mỹ, giải bóng chày quốc gia Super Bowl thu hút số lượng khán giả đông nhất nước không chỉ vì tính hấp dẫn của giải này mà còn một phần là vì các nhãn hiệu lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Mỹ sẽ tung ra các chiến dịch quảng cáo mới vào dịp Super Bowl để khai thác sự tập trung đông đảo khán giả vào "thời khắc vàng" này.
Trong khi mô hình an agency đã thống trị hoạt động quản tri nhãn hiệu từ nhiều năm nay và vẫn đang có ảnh hưởng to lớn tới việc xây dựng nhãn hiệu của các tập đoàn, đang có những thay đổi lớn lao đặt ra nhiều thử thách cho các an agency. Trong suốt 2 thập kỷ qua, cái gọi là "lợi thế thị phần lớn" đã đần dần giảm tác dụng. Lợi thế thị phần được hiểu là quan điểm coi trọng thị phần của các nhãn hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ: thị phần càng cao thì càng tốt. Ngày nay, các doanh nghiệp coi trọng lợi nhuận và tăng trưởng thị giá cổ phiếu hơn, hay nói chung là giá trị đem lại cho cổ đông và người đầu tư. Những tập đoàn có thị phần lớn nhưng thua lỗ và không đem lại giá trị tăng thêm đã không còn được ưa chuộng. Thị trường quy mô lớn cũng dần dần biến mất và thay vào đó, nó bị phân hoá thành nhiều thị trường nhỏ hẹp được định hình bởi các nhu cầu tập trung hơn và do đó các chiến dịch quảng cáo siêu lớn không còn thích hợp. Ngành truyền thông đại chúng cũng đang chuyển mình nhanh chóng trước sự xuất hiện của nhiều phương tiện truyền thông mới có thể tác động vào các phân mảng thị trường hẹp hơn nhiều.
Thêm vào đó, nền kinh tế dịch vụ hình thành đã làm thay đổi các quan niệm truyền thống trong quản trị nhãn hiệu: trước đây, quản trị nhãn hiệu chỉ giới hạn trong khoảng từ nhận thức của người tiêu dùng tới quyết định mua hàng. Nay, quá trình này mở rộng ra thành mối quan bệ lâu đài giữa người tiêu dùng với nhãn hiệu và sự tương tác qua lại giữa hai chủ thể này.
Kết quả của các quá trình trên là có nhiều quan niệm sai lầm về nhãn hiệu đã tồn tại trong bối cảnh hiện nay. Việc hiểu rõ các quan niệm sai lầm này có tác dụng lớn tới việc xem xét lại chiến lược nhãn hiệu của mỗi tập đoàn.
Các quan niệm sai lầm khác:
1) Nhãn hiệu chủ yếu được xây dựng thông qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, có một yếu tố đang dần thay thế vai trò chủ đạo của quảng cáo đại chúng đối với quá trình xây dựng nhãn hiệu: kinh nghiệm của người tiêu dùng. Yếu tố này bao gồm tổng hoà các tương tác của một người tiêu dùng đối với một Công ty mà theo các mức độ khác nhau, các tương tác này có thể làm mạnh lên hoặc suy yếu nhãn hiệu. Một "kinh nghiệm" tích cực mà người tiêu dùng cảm nhận được khi sử dụng sản phẩm hay nhãn hiệu của Công ty sẽ có vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng nhãn hiệu của tập đoàn và duy trì lòng trung thành của người tiêu dùng đó. Hành động mua hàng, trước đây được xem là kết thúc của mô hình marketing truyền thống vẫn thường được giảng dạy trong các rường đại học, giờ trở thành sự khởi đầu của một mối quan hệ giữa công ty-khách hàng và sự hình thành của các yếu tố vô hình của sản phẩm (dịch vụ hậu mãi và nhu cầu thoả mãn của người tiêu dùng). Do có sự xuất hiện của yếu tố "kinh nghiệm của người tiêu dùng", nhiều nhãn hiệu lớn ngày nay đang được xây dựng nhờ kích thích kinh nghiệm của người tiêu dùng thay cho quảng cáo truyền thống. Trước khi quảng cáo ồ ạt, nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất thế giới American Online đã gửi Email đến để khách hàng có thể thử nghiệm dịch vụ ngay trên Email rồi từ đó quyết định đăng ký thuê bao AOL. Harley Davidson xây fựng một trong những nhãn hiệu mạnh nhất bằng cách tăng cường kinh nghiệm của người tiêu dùng mục tiêu như thành lập các câu lạc bộ chủ xe Harley và tổ chức các cuộc đua. Yếu tố "kinh nghiệm người tiêu dùng" rõ ràng đang trở thành một công cụ chiến lược quan trọng bên cạnh quảng cáo truyền thống trong xây dựng nhãn hiệu.
2) Nhãn hiệu được sử dụng chủ yếu để gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Mặc dù các chiến lược nhãn hiệu vẫn tiếp tục được phát triển lấy trung tâm là người tiêu dùng, song chúng sẽ thất bại nếu không chú ý đưa cả các nhà đầu tư và các nhân viên tương lai vào chiến lược này. General Electric, tập đoàn lớn nhất thế giới xét về giá trị thị trường, đã rất thành công trong việc quản lý nhãn hiệu của mình trong giới đầu tư tài chính và thị trường chứng khoán. Nhờ đó, GE có thể dễ dàng tăng vốn trên thị trường tài chính từ các nhà đầu tư. Còn trong bối cảnh hiện nay, khi chất xám trở thành năng lực cạnh tranh cốt lõi, việc hấp dẫn và thụ hút nhân tài là điều không thể thiếu đối với các tập đoàn muốn gặt hái thành công. Mô hình "3 chiều” trong quản trị nhãn hiệu hiện đại: người tiêu dùng, nhà đầu tư và người làm thuê thực ra vẫn còn thiếu một chiều thứ 4: các phương tiện truyền thông, các nhà lập pháp và các tổ chức khác quan tâm tới tập đoàn. Đây là những tổ chức có tiềm lực to lớn có thể tác động mạnh đến sinh mệnh của mỗi tập đoàn.
3) Chìa khoá đối với quản trị nhãn hiệu thành công là hiểu rõ hiệu quả của nhãn hiệu trên thị trường.Mặc dù đạt được kết quả hiện thời là thống trị thị trường hiện tại, điều quan trọng hơn đối với các nhà quản trị nhãn hiệu hiện đại là có tầm nhìn rộng để nhìn thấy những xu hướng mời ở chân trời xa. Diều này là vì kinh tế tri thức đã làm cho vòng đời của các nhãn hiệu biến động lớn và nhiều nhãn hiệu rất phổ biến đã mau chóng rơi vào quên lãng. Các nhãn hiệu xe hơi Cadillac và đồ điện tử Zenith từng một thời là niềm tự hào của nước Mỹ nay đã không còn bóng dáng bởi vì chúng trở nên lỗi thời trước một thế hệ người tiêu dùng mới. Vì thế, các nhà quản trị nhãn hiệu phải biết nhìn xa trông rộng và dự tính trước các biến cố có thể xảy ra.
4) Nhãn hiệu là biểu tượng và mang tính cảm xúc nên vì thế, nó được xây dựng chủ yếu nhờ sự sáng tạo chứ không phải phân tích.Chúng ta biết rằng nhãn hiệu có sức thu hút đối với cả trái tim và khối óc, song các chiến lược nhãn hiệu đây đủ có thể lượng hoá và phân tích bằng các mô hình kinh tế. Một trong những khái niệm được sử dụng lâu nay là “vốn nhãn hiệu” (hay còn gọi là giá trị nhãn hiệu - brand equity) hiện đang được sử dụng ngày càng rộng rãi. Việc tăng giá trị của "vốn nhãn hiệu” được coi là một trong những mục tiêu chủ đạo của các nhà quản lý nhãn hiệu ngày nay.5) Nhãn hiệu là trách nhiệm của phòng marketing. Cũng như việc nhiều người cho rằng quảng cáo là công cụ duy nhất để xây dựng nhãn hiệu, đây là một hiểu lầm khá phổ biến. Bởi vì nhãn hiệu được coi như một lời cam kết ngầm định giữa Công ty và người tiêu dùng, nên lời cam kết này có vai trò rất quan trọng. Lâu nay không ai phủ nhận chính sản phẩm là yếu tố để thực hiện “lời cam kết ngầm" của Công ty với khách hàng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế mới, khi vai trò của ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng, không chỉ sản phẩm mà chính là toàn bộ các nhân viên của một tập đoàn mới là người thực hiện "lời cam kết ngầm" với khách hàng. Vì thế, nhiệm vụ của các nhà quản trị cao cấp là làm sao phải cung cấp phương tiện cho nhân viên thoả mãn toàn bộ các "kinh nghiệm" của khách hàng khi tiếp cận với sản phẩm của mình. Do đó, thực hiện "lời cam kết ngầm" hàm chứa trong nhãn hiệu, toàn bộ các nhân viên của một tổ chức kinh doanh đều phải có trách nhiệm đối với nhãn hiệu của mình chứ không chỉ riêng phòng marketing. Quản trị nhãn hiệu trong thời đại mớiViệc vượt qua khỏi các quan niệm sai lầm nêu trên đòi hỏi các nhà quản trị phải sử dụng các lối tiếp cận mới trong quản trị nhãn hiệu.
Một số gợi ý bao gồm:Tiếp cận 4 chiều, bao gồm người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhân viên (hiện tại và tiềm năng) và những người có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty, trong toàn bộ các chiến dịch xây dựng nhãn hiệu.Một cách hệ thống, tìm cách dự đoán liệu trong tương lai nhãn hiệu của mình có còn phù hợp với các khách hàng lớn nhất và có giá trị nhất của mình hay không. Sử dụng các công cụ marketing tiên tiến để lượng hoá liệu các khoản đầu tư vào xây dựng nhãn hiệu có đem lại các lợi ích cụ thể gì, nhất là trong việc kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.Tạo ra các "kinh nghiệm của khách hàng" có vai trò củng cố giá trị của nhãn hiệu một cách nhất quán và liên tục.Đảm bảo toàn bộ tổ chức kinh doanh, đặc biệt là những nhân viên có liên quan nhiều đến tương tác với khách hàng, phải tham gia vào quá trình xây dựng nhãn hiệu của tổ chức, đặc biệt là thực hiện những "lới cam kết" ngầm định trong nhãn hiệu ủa mình.Các chuyên gia quản trị nhãn hiệu ngày nay tin tưởng rằng việc nhận thức rõ ràng về các sai lầm nêu trên và ứng dụng các nguyên lý quản trị nhãn hiệu trong nền kinh tế dựa trên tri thức hiện nay sẽ giúp các nhà quản trị xây dựng các nhãn hiệu mạnh như nhãn hiệu mà Josinh Wedgwood đã tạo ra cách đây 2 thế kỷ.
Quản trị nhãn hiệu ở Việt Nam: nhãn hiệu hay thương hiệu
Quản trị nhãn hiệu (brand management) mới xuất hiện gần đây ở Việt Nam nhưng đã thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà quản lý và giới truyền thông. Từ ngữ được dùng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là "thương hiệu” hàm ý đến nhãn hiệu.
Tuy nhiên việc sử dụng từ này có thể gây ra hiểu lầm. Thương hiệu là viết tắt của nhãn hiệu thương mại, tiếng Anh dịch từ thuật ngữ "trademark". Trong khi đó, "nhãn hiệu hay tiếng Anh là "brand" có nội hàm rộng hơn và chỉ nhãn hiệu nói chung chứ không chỉ các nhãn hiệu hay dấu hiệu thương mại nói riêng. Chẳng hạn nếu nót các nhãn hiệu phi lợi nhuận cũng rất nổi tiếng như tổ chức Green Peace hay CARE mà nói là "trademark" hay "thương hiệu” thì chưa hợp lý.
Vì thế, chúng tôi tin tưởng việc dùng thuật ngữ "nhãn hiệu” phản ánh đầy đủ hơn và rộng hơn bản chất và nội hàm của khái niệm này. Trong toàn bộ chuyên đề này và các bài viết chuyên đề từ trước cũng như về sau của bản báo, chúng tôi thống nhất dùng thuật ngữ "nhãn hiệu” để chỉ "brand" và "quản trị nhãn hiệu” để nói về "brand management”.
Tuy nhiên, trên thực tế từ "thương hiệu” đã được dùng quá phổ biến tại Việt Nam và nhiều độc giả cũng đã quen với thuật ngữ này hơn nên chúng tôi cũng thống nhất khi sử dụng từ "thương hiệu” là hàm ý nói về các "brand", trừ trường hợp có lưu ý cụ thể khác. Một chiến lược nhãn hiệu thành công được tích hợp vào chiến lược kinh doanh chung của Công ty có thể tạo ra một khác biệt lớn để vượt qua các thử thách này.
Rõ ràng là, một nhãn hiệu mạnh có thể vượt lên khỏi tất cả mọi cái lộn xộn của thị trường để thu hút sự chú ý của đối tượng, mục tiêu. Nhưng không chỉ có thế. Một nhãn hiệu mạnh còn giúp tập đoàn có lực đẩy để vượt lên các Công ty khác. Tuy nhiên, đến ngay nay đối với rất nhiều nhà quản trị cũng như các Công ty, quản trị nhãn hiệu vẫn là một thứ bị bỏ qua, bị quên lãng hoặc bị hướng đạo bởi các hiểu biết sai lầm.

(Doanh nghiệp )

5 từ ngữ “tối kỵ” trong quảng cáo





Nguyễn Tuyết Mai dịch từ Businessweek



Một quảng cáo tuyệt vời rõ ràng là một quảng cáo không có các câu nói sáo rỗng cùng những lời hứa rập khuôn. Những gì thực sự quan trọng đối với các khách hàng đó chính là hành động của bạn chứ không phải lời nói. Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp đã mắc phải sai lầm trong quảng cáo khi cho rằng, cứ "nện" những lời lẽ thật kêu thì khách hàng sẽ mua sản phẩm của mình. Thực tế không hề đơn giản vậy.

Một quảng cáo tuyệt vời rõ ràng là một quảng cáo không có các câu nói sáo rỗng cùng những lời hứa rập khuôn. Những gì thực sự quan trọng đối với các khách hàng đó chính là hành động của bạn chứ không phải lời nói. Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp đã mắc phải sai lầm trong quảng cáo khi cho rằng, cứ "nện" những lời lẽ thật kêu thì khách hàng sẽ mua sản phẩm của mình. Thực tế không hề đơn giản vậy.


Kể từ thời điểm các hoạt động quảng cáo tiếp thị bắt đầu diễn ra, các chuyên gia phân tích ngôn ngữ luôn đóng vai trò quan trọng trong bộ phận tiếp thị. Họ là những người phân tích các từ ngữ giúp công ty dễ dàng mở hầu bao của khách hàng. Trong kỷ nguyên Internet, nếu vào Google và gõ cụm từ “những từ ngữ kỳ diệu trong quảng cáo”, bạn sẽ có được hàng nghìn kết quả. Sẽ không quá khó khăn để bạn thấy được những lời khuyên kiểu như cần sử dụng các từ ngữ “bạn”, “dễ dàng”, “đảm bảo”, “miễn phí”, “trợ giúp tin cậy”,... để tạo ra các doanh số bán hàng tăng mạnh.


Tuy nhiên, nếu là một doanh nhân thông minh, bạn có thể biết rằng một tấm huân chương luôn có hai mặt, đặc biệt trong một thị trường tràn ngập các quảng cáo như hiện nay. Và chắc chắn có một điều bạn nên biết: Không chỉ không tồn tại những từ ngữ kỳ diệu mà còn có cả những từ ngữ sẽ thực sự chống lại bạn nếu được sử dụng trong quảng cáo tiếp thị. Và vấn đề chính là ở chỗ bạn đang sử dụng ít nhất một trong số chúng trong các quảng cáo hiện tại của bạn.

Dưới đây là 5 từ ngữ quảng cáo bạn không bao giờ nên sử dụng để có được một quảng cáo hiệu quả và lôi cuốn:
1. Chất lượng

Đây có lẽ là từ ngữ được sử dụng nhiều nhất trong các quảng cáo hiện nay và chính là nguyên nhân tại sao bạn nên tránh xa nó. Từ “chất lượng” có ý nghĩa chính xác là gì? Tại Lexus, nó mang ý nghĩa là những hoàn thiện bằng tay, chiếc ghế êm dịu và lái xe êm ái. Tại Hyundai, nó thiên về thời hạn bảo hiểm gia tăng. Luận điểm chính ở chỗ những sản phẩm đáng mua là những sản phẩm có chất lượng. Nó có thể là chất lượng giá cao hay là chất lượng giá thấp, nhưng dù thế nào nó cũng là chất lượng. Điều đó có nghĩa rằng mọi công ty tin rằng họ có thể sử dụng nó trong các quảng cáo. Song sử dụng càng nhiều, có mặt ở mọi nơi mọi lúc, kết quả lại càng rõ ràng rằng hai chữ “chất lượng” trở nên ngày một sáo rỗng.

2. Giá trị

Cũng như từ “chất lượng”, hai chữ “giá trị” cũng sẽ mất giá trị khi được sử dụng quá mức. Quay trở lại với ví dụ Lexus và Hyundai - chiếc xe nào có giá trị hơn? Rõ ràng nó phụ thuộc vào người mua, vào cơ hội mua sắm và vào những đặc tính cùng các lợi ích theo nhận định của từng khách hàng. Cả hai chiếc xe đều mang những giá trị tuyệt vời phụ thuộc vào hoàn cảnh mua sắm. Hay trong lĩnh vực bán lẻ: Wal-Mart cung cấp nhiều giá trị cho khách hàng, song hãng Tiffany cũng vậy. Giá trị, cũng như chất lượng, luôn nằm trong mắt của các khách hàng. Và mọi sản phẩm hay dịch vụ đều có những giá trị như nhau. Việc nói rằng “chúng tôi cung cấp những giá trị tốt nhất” vì thế hoàn toàn không mang bất cứ ý nghĩa nào cả.
3. Dịch vụ


Bạn đã từng bao giờ nghe thấy một quảng cáo nói rằng dịch vụ của họ là kém cỏi? Chắc hẳn là không. Do vậy, đây là lý do tại sao việc rao giảng về một giá trị tốt chắc chắn sẽ không gây dựng được bất cứ ấn tượng nào cả. Nghe có vẻ buồn cười nhưng nếu tinh ý một chút các khách hàng sẽ nhìn nhận những công ty nào rao giảng về một dịch vụ tốt mà thường trên thực tế không thể cung cấp một dịch vụ như vậy nên họ mới quảng cáo. Đương nhiên, hầu hết các công ty đều thực sự có khuynh hướng cung cấp một dịch vụ nổi bật và thường trích dẫn ví dụ tại hãng Nordstrom nổi tiếng như một hình mẫu phấn đấu của họ. Nhưng Nordstrom là Nordstrom vì một lý do - nền văn hoá và đặc tính công ty được xây dựng xuyên suốt xung quanh khái niệm dịch vụ. Nordstrom là một ngoại lệ, phấn lớn các công ty khó có thể đạt tới mức độ đó, và họ đơn giản hứa suông về những dịch vụ tuyệt vời mà trên thực tế không thể đảm bảo.

4. Quan tâm

Bạn có thực sự tin rằng công ty của bạn quan tâm chăm sóc khách hàng nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh? Mọi thứ có thể tuyệt vời khi nói vậy, nhưng thực tế các đối thủ cạnh tranh cũng như vậy. Nếu các đối thủ của bạn không quan tâm tới các khách hàng của họ, họ sẽ không thể tồn tại trên thương trường. Sẽ thật đặc biệt dễ dàng với các công ty dịch vụ để tự dối mình và dối khách hàng về những sự quan tâm chăm sóc đặc biệt bởi vì họ không cung cấp những sản phẩm hữu hình. Nhưng lời nói “chúng tôi quan tâm chăm sóc tốt hơn” - giả sử rằng các đối thủ cạnh tranh kém hơn – luôn không thể minh chứng được. Các khách hàng sẽ biết rõ điều này và không chỉ ngần ngại tin vào rao giảng của bạn mà họ còn có thể xem nó như một sự dối trá. Về cơ bản, tất cả 4 từ ngữ trên đều thất bại vì cùng một lý do. Không chỉ vì chúng được sử dụng nhiều quá mức, mà chúng còn được dựa trên những biến số sẽ khác biệt với từng người. Luôn có những nhận định riêng biệt về chất lượng/giá trị/dịch vụ/quan tâm cho từng hoàn cảnh mua sắm cụ thể, và nó là một mục tiêu di động không ngừng. Nhưng từ ngữ thứ 5 nên tránh trong quảng cáo sẽ hết sức khác biệt. Nó không là một biến số, nó là một yếu tố bắt buộc phải có.

5. Chính trực

Liệu một công ty có thể phát triển nếu không có sự chính trực? Liệu một công ty có thể có được lòng tin của khách hàng nếu không trung thực? Chắc chắn câu trả lời là không. Và các khách hàng sẽ rất dễ dàng nhận ra điều này tại mỗi công ty.Khi một công ty nói về sự chính trực trong các quảng cáo, mọi người sẽ hiểu theo hai lý do, không lý do nào trong đó là tốt cả: Thứ nhất, công ty đang nỗ lực lấp đầy một sự thiếu sót về tính chính trực nào đó và thứ hai, công ty đang ám chỉ họ đảm bảo một chuẩn mực cao nhất hơn mọi đối thủ cạnh tranh, còn các đối thủ là không chính trực. Điều này hoàn toàn vô phép. Mọi công ty đều cần có sự chính trực. Không công ty nào cần quảng cáo nó cả. Bạn có mong muốn các khách hàng nhìn nhận sản phẩm và dịch vụ của bạn ở một mức độ chất lượng cao và có nhiều giá trị tốt? Đương nhiên. Bạn có muốn các khách hàng cảm kích dịch vụ chăm sóc và tính chính trực mạnh mẽ của bạn? Chắc chắn rồi. Nhưng tất cả các công ty đều mong muốn như vậy. Những người thực sự chiếm được trái tim và tình cảm của khách hàng sẽ không rao giảng, mà họ thầm lặng thực hiện trên thực tế. Những gì bạn nghĩ về công ty của bạn là không quan trọng. Điều quan trọng chính là những suy nghĩ của các khách hàng.

Lần tiếp theo bạn dự định sử dụng một trong 5 từ ngữ trên trong quảng cáo, hãy dừng lại và suy nghĩ xem liệu có cách thức tốt hơn để truyền tải cùng một nội dung thông điệp hay không. Việc sử dụng những từ ngữ chung chung cùng các câu nói sáo rỗng không là một con đường tắt dẫn tới đâu cả. Bởi vì bạn bán nó không có nghĩa là các khách hàng sẽ mua nó.

Những kiến thức cơ bản về xây dựng thương hiệu


Trong thời gian từ thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 một người quản lý trại chăn nuôi gia súc đã đánh dấu cho đàn gia súc của mình bằng một dấu hiệu riêng. Dấu hiệu này, được mô tả bằng một hình ảnh độc nhất vô nhị của trại nuôi gia súc, để phân biệt giữa đàn gia súc của anh ta với của người khác trong trường hợp hàng rào bị đổ. Nhãn hiệu đó trong thế giới quảng cáo hiện đại ngày nay đang hoạt động theo cùng một phương hướng. Nó tìm kiếm sự khác biệt của một sản phẩm hoặc dịch vụ từ sự cạnh tranh hoặc tạo ra một ấn tượng lâu dài trong suy nghĩ của khách hàng tương lai.

Trong thời gian từ thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 một người quản lý trại chăn nuôi gia súc đã đánh dấu cho đàn gia súc của mình bằng một dấu hiệu riêng. Dấu hiệu này, được mô tả bằng một hình ảnh độc nhất vô nhị của trại nuôi gia súc, để phân biệt giữa đàn gia súc của anh ta với của người khác trong trường hợp hàng rào bị đổ. Nhãn hiệu đó trong thế giới quảng cáo hiện đại ngày nay đang hoạt động theo cùng một phương hướng. Nó tìm kiếm sự khác biệt của một sản phẩm hoặc dịch vụ từ sự cạnh tranh hoặc tạo ra một ấn tượng lâu dài trong suy nghĩ của khách hàng tương lai.
Hãy chú ý đến việc tạo cho mình một thương hiệu ngay từ khi bạn mới bắt đầu bởi vì chúng sẽ hoạt động rất mạnh mẽ để “kết nối độ tin cậy” giữa công ty bạn với khách hàng.
Xây dựng hình ảnh thương hiệuLúc mới bắt đầu cái phải quan tâm đầu tiên là tính cách của công ty bạn. Nó hấp dẫn hay ngọt ngào? Mạnh mẽ hay nhẹ nhàng? Nó có giống như John Wayne? George Clooney? Hay Andy Griffith hay không?Nếu bạn nghĩ tất cả những điều này đều là nói nhảm thì hãy quan tâm đến những câu hỏi này: Có thật là Marlboros thực sự ngon hơn những nhãn hiệu thuốc lá khác không? Hoàn toàn không, nguyên do cơ bản đưa các công ty đó lên vị trí đứng đầu là vì chính họ đã xây dựng thành công tính cách thương hiệu của mình.
Tên thương hiệu là bước đẩu tiên
Nếu tên của bạn là Clem hay Matilda thì có sự khác nhau như thế nào? Tên công ty của bạn tạo nên phong thái cho thương hiệu. Những cái tên thường được tạo ra từ việc sáng tạo ngôn ngữ (như là Xerox), từ những chữ cái đầu (IBM) hay là tên của người sáng lập ra nó (Johnson & Johnson). Một trong những cái tên tốt nhất gắn với phúc lợi như U- Haul hay Budget Car Rental.Logo : biểu tượng của công ty Logo là một biểu tượng hay một dấu hiệu riêng biệt đại diện cho công ty của bạn. Để nhận được một logo xứng đáng với chất lượng của công ty, tôi đề nghị bạn hãy thuê một hãng thiết kế bởi vì logo của bạn là một trong những thành tố thương hiệu đầu tiên mà khách hàng thấy, đặt thời gian và tiền bạc vào đó.Nếu logo của bạn xuất hiện đầy trên các bản fax, hãy fax nó cho chính bạn. Nếu nó xuất hiện trên bảng dán thông báo hãy phóng to nó thêm 5 feet nữa và xem nó trông giống cái gì (đừng cười, trên thực tế tôi đã thực hiện điều này cho khách hàng của mình). Hãy để cho logo của bạn vượt qua những bước kiểm tra chất lượng trước khi bạn sử dụng nó. Bạn sẽ hài lòng với điều bạn đã làm.
Taglines : Một định nghĩa đáng ghi nhớ
Tôi có niềm tin mạnh mẽ vào tagline. Trong vòng 10 từ hay ít hơn, một tagline hay có thể truyền đạt bản chất cốt lõi của một thương hiệu trên thị trường. Và đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ, nó có thể là một trong những vũ khí quảng cáo hiệu quả nhất.Tagline đơn giản chỉ là một mô tả ngắn gọn lí do doanh nghiệp tồn tại. Nó có thể kết hợp chặt chẽ các thành tố: sự thông thạo, khán giả mục tiêu, thậm chí cả thị trường mà nó phục vụ. Một tagline có thể vừa chính xác vừa tinh tế - bất kì cái gì nó thực hiện là làm cho các khách hàng tương lai nói với chính họ rằng “Oh tôi sẽ mua nó” .
Nếu bạn không biết về tagline, hãy làm việc với một người viết bài quảng cáo hay một cố vấn marketing. Trong vòng một hay hai giờ họ có thể nhận ra bản chất cốt lõi của nhãn hiệu công ty của bạn và chuyển nó thành một tagline xúc tích và đáng ghi nhớ.
Khi bạn có một tagline bạn hãy luôn luôn kết nối nó với logo của bạn như một tiêu chuẩn thực hiện. Hãy để tagline này bên dưới hay bên cạnh logo của bạn, bất cứ nơi nào logo xuất hiện thì ở đó cũng nên có tagline.Kiểu chữ và dáng chữHãy sử dụng kiểu chữ và dáng chữ thích hợp để xác định được tính chất thương hiệu của bạn. Hãy cố gắng chuẩn hoá kiểu chữ và dáng chữ, để chúng xuất hiện đều đặn trong các tài liệu quảng cáo. Chỉ sử dụng một lựa chọn mà thôi.
Gợi ý: Nếu bạn đang làm việc cho một đại lí quảng cáo hay công ty marketing hãy đảm bảo rằng thiết kế của họ phải sử dụng kiểu chữ dễ sử dụng. Một khách hàng của tôi một lần làm việc với một nhà thiết kế về một số tài liệu quảng cáo. Vấn đề là ở chỗ nhà thiết kế chọn một kiểu chữ rất sáng tạo nhưng rốt cuộc là tìm kiếm rất khó khăn. Cuối cùng vị khách hàng đã phải miễn cưỡng trả một trăm đôla để mua kiểu chữ cho thợ in.
Màu sắc: Tạo nên tâm trạng
Bạn cảm thấy như thế nào khi bạn bước vào một căn phòng màu vàng? Khi bạn nhìn vào một dấu hiệu có nền màu đỏ thì phản ứng đầu tiên của bạn là gì? Màu sắc sinh ra những phản ứng mang tính xúc cảm, và điều đó rất quan trọng trong chương trình xây dựng thương hiệu của bạn.
Vì vậy dưới đây là danh sách những màu sắc và xúc cảm liên quan phổ biến:·
Đỏ: Dừng. Đam mê·
Vàng: Sự thận trọng. Nhút nhát·
Xanh lá: Tiến lên. An toàn·
Trắng: Thanh khiết. Trong sáng·
Đen: Sự xa hoa. Uy tín·
Xanh nước biển: Quyền lực. Sự điềm tĩnh·
Vàng cam: Mạnh mẽ. Sự kích thích·
Nâu: Ấm áp. Thoải mái
Khi quyết định chọn màu sắc cho công ty, hãy chú ý đến màu sắc mà đối thủ cạnh tranh của bạn sử dụng. Bạn không muốn giết chính mình bởi sự chọn lựa một màu sắc sẵn sàng kết hợp với đối thủ cạnh tranh đấy chứ.
Âm thanh của thương hiệu
Một công ty mà tôi thường xuyên liên lạc bằng điện thoại sử dụng toàn bộ nhạc rap trong hệ thống của họ.Tôi không biết gì về họ cả nhưng tôi tin có một cái gì đó hay hơn là ba cái hợp âm tồi và bài thơ trữ tình dở tệ đó. Tôi ghét phải giữ mối quan hệ với công ty đó. Và mối quan hệ của họ với tôi trở nên mỏng mảnh hơn mỗi khi tôi gọi điện thoại đến. Vì vậy nếu công việc kinh doanh của bạn được giữ thông qua các thông báo hay cửa hiệu bán lẻ có nhạc nền thì hãy đảm bảo cho nó có một bản nhạc thích hợp.
Công bố một vài nguyên tắc
Ngay khi công ty của bạn lớn mạnh hãy quan tâm đến việc phát triển nó thêm bằng một quyển sách hướng dẫn về thương hiệu của bạn. Nó nên được sử dụng trong logo, cỡ chữ, kiểu chữ và dáng chữ, sách hướng dẫn có thể có màu hoặc là đen trắng và nên được định vị một nơi nhất định trên trang sách hay màn ảnh.
Đây là một sáng kiến to lớn cho lãnh đạo nội bộ kế tiếp và có thể được sử dụng cho việc đào tạo nhân viên kiểu mới.Hãy nhớ rằng…Hãy để thương hiệu của bạn xuất hiện một cách rộng rãi trên các phương tiện quảng cáo. Cuối cùng, giữ những nổ lực xây dựng thương hiệu của bạn ở những tiêu chuẩn cao nhất có thể. Sử dụng thêm để giữ cho thương hiệu của bạn chất lượng cao và phù hợp, nhất quán với công ty. Khách hàng của bạn (cả khách hàng hiện tại và khách hàng mới) sẽ cảm ơn bạn về điều đó.
Jay Lipe (Hoa Lê - Công ty thương hiệu LANTABRAND – sưu tầm và lược dịch từ brandchannel.com)

Thơ tình Nguyễn Bính

Mưa dầm gió bấc cố nhân ơi
Áo rét nàng đan lỡ hẹn rồi
Sông lạnh khi nàng ra giũ lụa
Vớt giùm trong nước lấy hồn tôi
________


Lỡ Duyên
Pháo ơi đừng nổ rộn ràng
Đừng phô sắc thắm đừng làm ta say
Biết đâu chịu khổ thế này
Thà rằng đừng sống những ngày yêu đương

________

Tương Tư
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

________

Xa Cách
Nhà em cách bốn quả đồi
Cách ba ngọn suối cách đôi cánh rừng
Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy anh đừng yêu em

________

Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
Tôi buồn tự hỏi hay tôi yêu nàng


________

Ghen

Cô nhân tình bé của tôi ơi!
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi, và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.
Tôi muốn cô đừng nghĩ tới ai,
Đừng hôn dù thấy bó hoa tươi,
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ,
Đừng tắm chiều nay biển lắm người.
Tôi muốn mùi thơm của nước hoa.
Mà cô thường xức, chẳng bay xa
Chẳng làm ngây ngất người qua lại,
Dẫu chỉ qua đường khách lại qua.
Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn quất bên cô.
Bằng không, tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào trong giấc mơ.
Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ,
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen
Chân cô in vết trên đường bụi,
Chẳng bước chân nào được giẫm lên.
Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi,
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi,
Và nghĩa là cô là tất cả,
Cô, là tất cả của riêng tôi

Nguyễn Bính

Cảm nhận

“...Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy.
Ta được thêm ngày nữa để yêu thương”...


(Kalil Gibran)

Tuesday, June 26, 2007

Dừa ơi - (Trích đoạn)


Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: "Dừa có tự bao giờ?"
Nội nói: "Lúc nội còn con gái
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân
Đất này xưa đầm lầy chua mặn
Đời đói nghèo cay đắng quanh năm”
........
Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.
......
Vẫn như xưa vườn dừa quê nội
Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn
Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn.
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương.
....
Tôi ngước nhìn mùa xuân nắng dọi
Bốn mặt quê hương giải phóng rồi
Tôi bỗng thấy nội tôi trẻ lại
Như thời con gái tuổi đôi mươi
Như hàng dừa trước ngõ nhà tôi.

1-1966 - Lê Anh Xuân

Monday, June 25, 2007

3 điều giá trị


* Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:
- Thời gian
- Lời nói
- Cơ hội


* Ba điều trong đời không được đánh mất:
- Sự thanh thản
- Hy vọng
- Lòng trung thực


* Ba thứ có giá trị nhất trong đời:
- Tình yêu
- Lòng tự tin
- Bạn bè


* Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được:
- Giấc mơ
- Thành công
- Tài sản


* Ba điều làm nên giá trị một con người:
- Siêng năng
- Chân thành
- Thành đạt


* Ba điều trong đời làm hỏng một con người:
- Rượu
- Lòng tự cao.
- Sự giận dữ.

Đánh dấu những ngày tháng đẹp









by: Thiếu Anh
Title:Hoa Lan trắng
Date: 21/03/2005

Call me

If one day you feel like crying.., Call me
I don't promise you that...
I will make you laugh
But I can cry with you.
If one day you want to run away -
Don't be afraid to call me.
I don't promise to ask you to stop,
But I can run with you.
If one day you don't want to listen to anybody;
Call me and...
I promise to be very quiet.
But.. if day you call and there is no answer...
Come fast to see me;
Perhaps I need you.

Babies










Thơ về đôi dép

Trung Kiên
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ......

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nữa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau....

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia........

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiểng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu........

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh.......

Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi.....

Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung.........

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia .

Sunday, June 24, 2007

Phân loại tình yêu

.Tình yêu "nếu"

Ðây là loại tình yêu chúng ta nhận được nếu chúng ta đáp ứng một số đòi hỏi nào đó. Nếu anh thành công và có địa vị trong xã hội, tôi sẽ yêu anh; Nếu anh có thể trở thành một người chồng lý tưởng, tôi sẽ là người vợ trung thành của anh; Nếu con ngoan, cha sẽ yêu con. Là loại tình yêu thông thường nhất và có lẽ nhiều người không biết tình yêu nào khác ngoài loại tình yêu nếu này. Ðây là tình yêu ràng buộc, có điều kiện và động lực thúc đẩy nó là lòng ích kỷ. Hình thức thấp nhất của loại tình yêu nếu phơi bày nhan nhản trong cuộc sống. Có quá nhiều cô gái rơi vào bi kịch của loại tình yêu này. Nếu em thỏa mãn những đòi hỏi của anh thì anh yêu em (dĩ nhiên nó được hót dưới hình thức những câu nói hay ho khác). Nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ khi xây dựng trên tình yêu nếu. Cô dâu và chú rể không yêu nhau bằng tình yêu chân thật, đặt căn bản trên nhân cách của mỗi người mà chỉ yêu qua những hình ảnh rực rỡ, mộng mơ mà họ hy vọng về nhau. Khi ảo ảnh tan biến, sự thật không được như mong ước thì tình yêu ấy bỗng biến thành sự thù ghét.

2. Tình yêu "vì"

Trong tình yêu vì, người ta được yêu vì một lý do nào đó. Người được yêu phải có những giá trị hay những điều kiện phù hợp với những tiêu chuẩn của người bạn tình. Anh yêu em vì em đẹp, em yêu anh vì anh đặc biệt hơn những người khác, anh nổi tiếng, anh giàu có... , tôi yêu anh vì anh bảo đảm đời sống cho tôi... Có thể chúng ta cười những câu nói như thế, nhưng chính chúng ta cũng vậy, đa số chúng ta yêu một người vì ta tìm thấy nơi người đó những điểm đặc biệt đáng yêu hay vì người ấy đã chiếm được tình yêu của chúng ta bằng một cách nào đó. Có lẽ chúng ta thích loại tình yêu vì hơn loại tình yêu nếu. Bởi tình yêu nếu đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn cố gắng để giữ đúng tiêu chuẩn hoặc đáp ứng được yêu cầu của người yêu nên người được yêu cảm thấy mệt mỏi, khổ sở. Trái lại, nếu được yêu vì những đặc điểm sẵn có trong bản thân mình thì bao giờ cũng dễ dàng hơn, vì chúng ta không phải cố gắng nhiều để giữ tình yêu đó. Tuy nhiên, người nhận được loại tình yêu vì chẳng bao lâu sẽ thấy mình chẳng khác gì người nhận được tình yêu nếu. Vì thiếu sự bảo đảm bởi ba lý do sau : sự cố gắng và ganh đua không ngừng để trông giữ tình yêu khi có những nhân vật khác có cùng phẩm chất như ta nhưng đáng yêu hơn ta xuất hiện ; nó làm ta lo sợ rằng ta không thật là người đáng yêu như người yêu của ta thường tưởng do nhân cách của con người luôn có tính cách hai mặt, mặt tốt bày tỏ cho mọi người thấy, mặt chưa tốt chỉ một mình ta biết ; lý do thứ ba là chúng ta sợ chúng ta sẽ thay đổi và không còn đáng yêu như hiện tại (ví dụ bạn được yêu vì bạn đẹp, nhưng khi sắc đẹp không còn thì tình yêu đó cũng biến mất).

.3. Tình yêu "mặc dù"

Tình yêu này khác hẳn tình yêu nếu. Nó không có điều gì ràng buộc, cũng không đòi hỏi hay trông mong một điều gì cả. Tình yêu này cũng khác tình yêu vì, vì nó không phát sinh từ những đặc điểm quyến rũ nơi người được yêu. Một người dù xấu xí, nghèo hèn nhất trên đời cũng có thể được yêu khi người ấy gặp tình yêu mặc dù. Người ấy không chịu áp lực bị trông mong nào cả, cũng không cần phải ganh đua, lo sợ để giữ gìn những ưu thế của mình mới giữ được người yêu. Người ấy nhận được tình yêu chỉ vì người ấy được yêu. Dù có lỗi lầm, dốt nát, xấu xa hay độc ác, người ấy vẫn được yêu. Ðây là loại tình yêu mà chúng ta vẫn mòn mỏi khao khát bởi sự chân thật, sâu đậm và tính bất vụ lợi của nó. Dù bạn có nhận thức được tình yêu này hay không, nó vẫn rất quan trọng đối với bạn : quan trọng hơn cả thức ăn, nước uống, tài sản, công danh, gia đình, nhà cửa... Nó là cái neo giữ bạn với cuộc sống. Sở dĩ bạn sống được vì bạn đang nhận được một phần của tình yêu mặc dù (biểu hiện nhiều ở tình yêu cha mẹ dành cho con cái) hoặc là vì bạn vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm được tình yêu này. Tuy nhiên, trong đời thực không dễ tìm được một tình yêu mặc dù trọn vẹn, vì chúng ta ai cũng trông mong nhận được tình yêu ấy nơi kẻ khác, mà ta lại thường chỉ gửi đi loại tình yêu nếu và vì. Trong thực tế, những tình yêu có thể tồn tại lâu bền chính là sự kết hợp của cả 3 loại tình yêu trên. Tình yêu sẽ bền vững nếu hai chúng ta biết hy sinh, thương yêu và hiểu nhau. Tình yêu chúng ta sẽ bền vững vì hai chúng ta đều biết nghĩ đến tương lai và biết chuẩn bị cho nó. Tình yêu chúng ta sẽ mãi bền vững mặc dù hai chúng ta có nhiều điểm khác biệt,

Xin gửi đến các bạn bài viết này và mong rằng tất cả chúng ta đều tìm tình yêu đích thực mà mình mong muốn.

(Nguồn Internet)

Vì đó là em

Nhạc Diệu Hương
Trình bày: Quang Dũng

Định nghĩa 24 chữ cái

(A)ccepts you as you are - Chấp nhận con người thật của bạn.
(B)elieves in “you” - Luôn tin tưởng bạn.
(C)alls you just to say “HI” - Điện thoại cho bạn chỉ để nói “Xin chào”.
(D)oesn’t give up on you - Không bỏ rơi bạn.
(E)nvisions the whole of you - Hình ảnh của bạn luôn ở trong tâm trí họ.
(F)orgives your mistakes - Tha thứ cho bạn mọi lỗi lầm.
(G)ives unconditionally - Tận tụy với bạn.
(H)elps you - Giúp đỡ bạn.
(I)nvites you over - Luôn lôi cuốn bạn.
(J)ust “be” with you - Tỏ ra “xứng đáng” với bạn.
(K)eeps you close at heart - Trân trọng bạn.
(L)oves you for who are - Yêu quí bạn bởi con người thật của bạn.
(M)akes a difference in your life - Tạo ra khác biệt trong đời bạn.
(N)ever judges - Không bao giờ phán xét.
(O)ffers support - Là nơi nương tựa cho bạn.
(P)icks you up - Vực bạn dậy khi bạn suy sụp.
(Q)uiets your tears - Làm dịu đi những giọt lệ của bạn.
(R)aises your spirits - Giúp bạn phấn chấn hơn.
(S)ays nice things about you - Nói những điều tốt đẹp về bạn.
(T)ells you the truth when you need to hear it - Sẵn sàng nói sự thật khi bạn cần.
(U)nderstands you - Hiểu được bạn.
(W)alks beside you - Sánh bước cùng bạn.
(X)amines your head injuries - “Bắt mạch” được những chuyện khiến bạn “đau đầu”.
(Y)ells when you won’t listen - Hét to vào tai bạn mỗi khi bạn không lắng nghe.
(Z)aps you back to reality - Và thức tỉnh bạn khi bạn lạc bước.

Duyên May Và Sự Lựa Chọn

Khi ta gặp được đúng người ta yêu, ở đúng một nơi nào đó, vào đúng một thời điểm nào đó, đó là duyên may;

Khi bạn gặp tiếng sét ái tình thì chắc chắn không phải là một sự lựa chọn mà là duyên may.

Khi bạn gặp ai đó làm lòng bạn xao xuyến, đó không phải là sự lựa chọn, đó là duyên may;

Vấn đề là những gì diễn ra sau đó:
Khi nào bạn vượt qua tình trạng bồng bềnh, choáng ngợp và chìm đắm của tình yêu để bước sang một tầm thức mới? Đó là khi lý trí trở về, khi bạn ngồi lại và suy nghĩ xem liệu bạn có thật sự muốn tiến tới một mối quan hệ bền vững hay để tất cả vào kỷ niệm; Nếu bạn quyết định yêu một ai đó với tất cả các nhược điểm của người đó, đó không phải là duyên may, đó là sự lựa chọn;

Khi bạn chọn sánh vai cùng với một ai bất kể những ngọt bùi, cay đắng ... của cuộc đời, đó là sự lựa chọn; Dù bạn biết rất rõ rằng có rất nhiều người ở bên ngoài trái tim bạn duyên dáng hơn, giàu có hơn người bạn yêu, nhưng bạn vẫn quyết lòng yêu người đó không thay đổi, đó là sự lựa chọn;

Sự choáng ngợp, bồng bềnh và tiếng sét tình yêu đến với ta bằng cơ may, nhưng tình yêu đích thực thì chính là sự lựa chọn của trái tim, chính sự lựa chọn của chúng ta.


Nói về bạn đời, có một câu nói khá hay mà tôi tin là đúng: “Định mệnh mang chúng ta đến với nhau nhưng chính chúng ta làm cho định mệnh thành sự thật!” Chúng ta sống ở trên đời này không phải là để tìm thấy một người hoàn mỹ để yêu mà chính là để học cách yêu thương một người không hoàn mỹ một cách trọn vẹn.....



(Nguồn: Internet)

Happiness Is A Journey...

Father Alfred D'Souza

Happiness is a journey, not a destination.

Dance as though no one is watching you.

Love as though you have never been hurt before.

Sing as though no one can hear you.

Live as though heaven is on earth.



Full text:

For a long time is seemed to me that life was about to begin -- real life. But there was always some obstacle in the way, something to be gotten through first,some unfinished business, time still to be served, a debt to be paid. At last it dawned on me that these obstacles were my life. This perspective has helped me to see there is no way to happiness. Happiness is the way. So treasure every moment you have and remember that time waits for no one. Happiness is a journey, not a destination.

Những tứ thơ hay (1)

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy...
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)




Tiếng em hát người ơi
Người yêu nhau mãi mãi
Tiếng em hát sông ơi
Sông đưa đò gần lại
Tiếng em hát cây ơi
Cây nhú thêm mầm mới...
(Phạm Tiến Duật)



Lòng anh như nước hồ thu lạnh
Quạnh quẽ đêm soi bóng nguyệt tà
Ngày tháng anh mong chầm chậm lại
Hững hờ em mặc tháng ngày qua...
( Trích trong thi phẩm Khi thu rụng lá của Lưu Trọng Lư )

Để gió cuốn đi

Nhạc Trịnh Công Sơn
Trình bày: Hồng Nhung

Trên cánh hoa Anh đào

Nhạc và lời Tha Phương, Trình bày: Dao Kim Nguyễn

Con gà băng qua đường


Saturday, 19. August 2006, 04:10:46

Phía đằng xa, một con gà đang băng qua đường.
Vấn đề đặt ra là tại sao con gà đó lại… băng qua đường?
Dưới đây là câu trả lời của một số giới:
Ý kiến của 1 số vị nổi tiếng:
»»» Platon:Vì như vậy là tốt cho con gà ấy: bên kia đường là đúng.
»»» Aristote:Vì bản chất của con gà là băng qua đường.
»»» R. Descartes:Để đi qua phía bên kia đường.
»»» Galilee:Và thế là con gà đã băng qua đường!
»»» S. Freud:Việc bạn bận tâm đến việc con gà băng qua đường cho thấy cảm xúc tình dục bất an của bạn.
»»» De Gaule:Con gà có thể đã băng qua đường, nhưng nó còn chưa băng qua quốc lộ.
»»» M. Luther King: Tôi mơ về một thế giới mà ở đó tất cả gà đều có thể được băng qua đường mà không cần biết lý do tại sao.
»»» R. Nixon:Con gà không có băng qua đường. Tôi lặp lại: con gà không bao giờ băng qua đường.
»»» G. W. Bush: Việc con gà đã băng qua đường bất kể nghị quyết của LHQ chứng tỏ một sự đối đầu với dân chủ, tự do, công lý. Điều này cho thấy lẽ ra chúng ta phải dội bom con đuờng này từ lâu rồi. Để đảm bảo cho hòa bình trong vùng này, tránh việc các giá trị mà chúng ta bảo vệ bị xâm hại, chúng ta quyết định gửi 17 hàng không mẫu hạm, 146 máy bay tiêm kích, 250,000 quân, 154 tên lửa hành trình đến để xóa bỏ mọi dấu vết của con gà tại vùng này trong vòng bán kính 5,000 km. Sau đó, chúng ta quyết định sẽ thay mặt thế giới cai trị vùng này, thiết lập hệ thống các chuồng gà theo những chuẩn mực an ninh phù hợp nhất. Con gà trống lãnh đạo các chuồng gà sẽ được bầu chọn một cách dân chủ. Để cân đối chi phí chỉ cần kiểm soát các loại thực phẩm chế biến từ trứng gà trong vòng 30 năm mà thôi. Trong vùng đất mới của công lý, tự do và dân chủ này, chúng ta có thể đảm bảo rằng không bao giờ còn có chuyện gà băng qua đường nữa, và cũng chẳng còn con... đường nào trong vùng nữa. Chúng tôi không cần biết con gà có qua đường hay không, điều chúng tôi quan tâm là nó đứng ở phía nào của đường, một là phía chúng tôi, hai là phía bên kia, không có 1 vị trí trung lập nào cả!
»»» V.Putin:Gà đã chiếm một vị trí quan trọng từ sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh. Vấn đề bây giờ là chúng ta phải đưa gà vào đúng quỹ đạo mong muốn của nó.
»»» Alex Ferguson:Phong độ của con gà khi đi qua đường có thể là nhất thời, chỉ có đẳng cấp của nó là vĩnh cửu.
»»» David Beckham:Con gà đi qua đường nhờ sử dụng dầu nhớt Catrol Power 1- Uy lực của Beckham
»»» Shinichi Kudo:Dựa vào dấu chân để lại kết luận con gà đã qua đường.
»»» Mourinho:Không cần ghi nhiều bàn, chỉ cần con gà qua đường.
»»» Moggi:Con gà đang trên đường xuống Seri B
»»» Marcello Lippi: Chúng ta cần nhường quyền kiểm soát đường phố cho con gà. Việc của chúng ta là chăng bẫy.»»» Federer:Con gà mang bước chạy của Nadal .
»»» Đội đua Relnault:Đã tìm thấy thành viên mới cho mùa giải sau.
»»» Jose Mourinho:Tôi đi đường của tôi, tại sao tôi phải né con gà
»»» Hugo:con gà, cẩn thận đấy nhééé, bấm phím số 4 để qua trái và số 5 để qua phải, trên đường đi phải cẩn thận cạm bấy đấy nhééé, ồ không, con gà đã thua rồi, số điểmcủa con gà là 0 điểm.
»»» Ramon Calderon:Tôi sẽ đưa bằng được con gà về phố Phạm Ngọc Thạch!
»»» Vương Ngọc Yến (trong Thiên Long Bát Bộ):Nếu xét về vị trí của các dấu chân trên đường thì đây là chiêu " OK quá quan " ( gà đen qua đường ) trong bộ pháp " Lăng Ba vi bộ"
»»» Tiểu Long Nữ (TĐHL):Con gà qua đường ư? Thế liệu nó có được lấy học trò của nó không?»»» Tào Tháo:Con gà chăm qua đường làm gân to, ăn ko được, bỏ thì tiếc.
»»» Mỹ Tâm:Gà que gà que bướcccccccccc wa đường kia . Gà que gà que tóc nâu là em đó
»»» KFC:Cài con gà này … dám xổng chuồng … thế thì bữa nay mình lấy con nào làm FireChicken bây giờ … »»» Dương Qua:Gà có biết cô cô của ta ở đâu không?
»»» Hậu Nghệ:(rút cung tên ra)
»»» Hồng Thất Công: Tỉnh ơi hôm nay ta sẽ dạy cho con chiêu…
»»» Gunbuond played:đi lang thang trên đường có con gà có con gà.Gà ko biết bắn là con gà quay.
»»» Mỹ Linh:Chị thấy gà hôm nay qua đường rất xuất sắc, nhưng thật tiếc là gà đã chọn sai đường. Gà cần phải cố gắng ở lần sang đường tới, nhưng chị vẫn bỏ phiếu bầu cho gà.
»»» Long Vũ:(BL thể thao) Con gà đang băng quá đường… băng qua đi! … Băng.!!!! … không qua đường! Thật đáng tiếc thưa các bạn…
»»» Long Vũ:(MC Chiếc nón kỳ diệu) Vâng, con gà đã lọt vào ổ voi số 4, như vậy con gà có nên chơi tiếp hay ngưng cuộc chơi ạ ?
»»» Lại Văn Sâm :Ô kìa ! con gà sắp qua đường !!! ô ô , Qua đường rồi !!! vậy là con gà đã qua đường… vâng xin cám ơn, xin cảm ơn !
»»» Lại là Lại Văn Sâm:xe nhiều quá, con gà có muốn xài quyền trợ giúp nào ko? 50:50 nhé, hay gọi điện thoại?
»»» BLV Quang Huy :ko được rồi thưa các bạn,con gà đã việt vị rồi !
»»» Bùi Tiến Dũng:cá 2 triệu USD là con gà không thể sang đường, chắc chắn nó sẽ sụp ổ voi vì đây là đường do PMU18 làm chủ đầu tư.
»»» Đỗ Tư Đông (Nguyên phó chủ nhiệm Khoa báo chí, Trường CĐ PT-TH TW1):Gà muốn qua đường à, thì đôi bên phải cùng có lợi, hay là để thầy đèo gà qua đường nhé, tiện đường mình ghé qua nhà nghỉ.Ý kiến của cộng đồng quốc tế
»»» WHO:1 vấn đề được đặt ra, liệu con gà có bị nhiễm H5N1 ko
»»» OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu ... cám gà):Nhiều khả năng, giá cám gà sẽ còn tăng cao nữa và có thể đạt đến ngưỡng 100USD/thùng vì hiện nay, nguồn cung đang thấp hơn lượng cầu và sản lượng của OPEC đã tới giới hạn.
»»» CHDCND Triều Tiên:Chúng tôi sẽ cho gà đào đường, nhiều khả năng, gà có thể đào được đường tới tận Nhật Bản và có thể là cả Mỹ.
»»» Iran:Chúng tôi sẽ ủ phân gà qua đường nhưng để phục vụ mục đích hoà bình.
»»» Iraq:Chúng tôi cấm toàn bộ gà qua đường vì nhiều khả năng chúng sẽ mang bom cảm tử. Ý kiến của 1 số Bộ ngành:
»»» Bộ ngoại giao:Chúng tôi cực lực lên án việc con gà qua đường….điều này hoàn toàn là một sự vi phạm nghiêm trọng về….luật an toàn giao thông…… Chúng tôi đã cố hết sức xin sự giúp đỡ của LHQ, đề nghị con gà ở nguyên tại chỗ, chui vào hầm trú ẩn chờ LHQ sắp xếp phương án đưa qua đường an toàn, tránh bom và tên lửa của Israel.
»»» Bộ Thuỷ sản:Chúng tôi không hề biết có con gà qua đường, bão Chanchu không qua đường đó.
»»» Bộ Tài chính:Chúng tôi sẽ cho phép nhập khẩu loại cầu vượt đã qua sử dụng, như vậy gà qua đường sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi muốn băng qua đường. Có điều, gà muốn sử dụng cầu vượt đã qua sử dụng thì phải chịu Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế VAT và một số loại thuế khác để bảo hộ cho cầu vượt sản xuất trong nước.
»»» Bộ Thương mại:Quá trình đàm phán để gà có thể sang đường đã gần như hoàn tất. Nhưng rất tiếc chúng tôi chưa thể công bố các nội dung đàm phán, các nhượng bộ của mình được vì chúng tôi... chưa có thời gian.
»»» Bộ GDĐT:Tỷ lệ gà qua đường đạt 100%, trong đó số gà qua đường khá và giỏi chiếm 99%, không có gà qua đường xếp hạng yếu.
»»» Cục Đường bộ (Bộ GTVT):Tất cả gà qua đường đều phải khâu các loại túi lại, không được đem theo số tiền vượt quá 20.000 VNĐ để tránh làm "hư hỏng" các cán bộ soát vé tại các Trạm thu phí đường bộ.
»»» VN Airlines:Chúng ta cần phải thuê con gà khác, con gà này không sang được đường vì chân nó chỉ phù hợp cho nhảy qua rãnh nước hoặc cùng lắm vượt qua ngõ.
»»» VNPT:Chúng tôi không thể mở cầu vượt qua đường cho gà vì E-phone chưa chuẩn bị kỹ các phương án kỹ thuật đảm bảo cho gà qua đường an toàn.
»»» VFF (Liên đoàn bóng đá VN):Trong vòng 10 năm tới, chúng tôi sẽ đưa gà VN vào top 10 gà qua đường nhanh nhất Châu Á và có thể dự World Cup gà qua đường 2018.
»»» E-phone:con gà của chúng tôi không thể qua đường vì VNPT đã không chịu mở đường cầu vượt. Ý kiến của 1 số đại diện ngành nghề:
»»» Nhà Sinh học:Con gà băng qua đường là một động thái cân bằng hệ sinh thái môi trường.
»»» Nhà Vật lý:ta không thể nói con gà băng qua đường nếu không có một hệ quy chiếu đúng, trong đó lề đường sẽ làm gốc tọa độ, chiều dương là hướng bên kia đường.
»»» Nhà Toán học:căn cứ vào vận tốc của con gà vào thời điểm hiện tại thì nó sẽ gặp chiếc xe tải đang tiến tới tại giữa đường
»»» Nhà Hóa học:việc con gà băng qua đường có thể sẽ mang đến một nguyên tố mới trong bảng tuần hoàn.
»»» Nhà Logic học:nếu không có gì hấp dẫn con gà ở bên kia đường thì nó sẽ không băng qua đường, vậy có thể kết luận rằng bên kia con đường có điều gì đó hấp dẫn con gà băng qua đường.
»»» Nhà thần học:phải chăng con gà muốn thay đổi tôn giáo của nó?
»»» Nhà tư tưởng học:Rõ ràng ta không thể nói "con đường đang băng qua con gà" được vì vậy "con gà băng qua đường" là một tinh thần đúng đắn.
»»» Nhà văn:"Con đường nhỏ nhỏ, gió hây hây. Gà muốn băng qua để tìm bầy"
»»» Cảnh sát giao thông:Con gà sẽ không phạm luật nếu nó có đội nón bảo hiểm. Thứ nhất:Gà là loài lông vũ, không được phép đi qua đường mà phải bay qua đường. Thứ hai: Gà qua đường không đúng vạch sơn. Thôi "làm luật" đi.
»»» Cảnh sát hình sự:Hãy theo dõi con gà cho đến khi nó băng qua bên kia con đường. Đừng để một án mạng đáng tiếc xảy ra.
»»» Cảnh sát dân sự:có lẽ không nên phạt con gà này vì xét ra nó cũng có quyền...gà sự.
»»» Công an Hộ khẩu:Gà muốn qua đường để vào chuông bên kia đường hả. Vậy phải xin giấy phép của chuồng bên kia đồng ý cho vào nhé. Làm sao để xin giấy phép ấy à. Đơn giản lắm, chú phải sang bên kia đường đã!!!
»»» Luật sư tố tụng:Căn cứ vào điều 24 c bộ luật dân sự, tôi tố cáo con gà đang xâm nhập gia cư bất hợp pháp.
»»» Luật sư bào chữa:Phản đối, thưa quý tòa. Vì thân chủ của tôi có thể quay lại khi ông ta vừa tới mép đường.
»»» Đám sinh viên:trố mắt nhìn theo " gà kìa , gà kìa tụi mày ".
»»» Gà trống:chà đây có phải gà mái ko nhỉ???
»»» Cáo:nó đi qua đường thế này thì mình phải đi theo nó à, xe tông chít!!!!
»»» Sói: Này gà, hãy liệu hồn đấy !

Sưu tầm

Bản chất của thành công


Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công.Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.

Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá - học - của - một - người - cha.

Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich - ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!

Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.
Hà Minh Ngọc
Lời phê của cô giáo dạy văn: Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất.
Xem tốt nhất ở độ phân giải 1024 x 768
Modified for 3-Column Layout by nhatbang